Hơn năm mươi dân tộc cùng sinh sống trên dải đất thân thương đã tạo dựng một quốc gia phong phú đa dạng bản sắc, ngoài nhịp sống hàng ngày, lễ tết chính là lúc hội tụ và biểu hiện "đậm đặc" nhất bản sắc văn hóa của mỗi tộc người.
Đến với vùng cao và trải nghiệm phong tục của đồng bào nơi đây là Tour tết dương lịch giá rẻ ngày càng thư hút được nhiều sự quan tâm của cộng đồng. Và mỗi tộc người lại có bản sắc riêng của mình, không phai lẫn với nhóm cộng đồng, nhóm quần cư khác.
Người H’Mông sống trên cao nguyên đá có tục vỗ mông vào ngày tết. Các thanh niên trai gái trong bản thường tụ tập dưới chân núi để cùng tham gia các hoạt động vui xuân. Các đôi trai gái có tình ý với nhau, người con trai tìm cách vỗ mông cô gái sau đó họ sẽ hẹn hò và tâm tình thâu đêm suốt sáng.
Cũng tại cao nguyên đá Hà Giang, người Pà Thẻn thờ bát nước lã trên ban thờ gia tiên. Bát nước lã để thờ phải được đậy kín và không bị khô cạn, mỗi năm một lần họ mở ra xem bát nước còn hay hết sau đó thì thay nước mới. Tục thờ bát nước với mong muốn mùa màng tươi tốt bội thu không thiếu thốn khô héo cả về cây cố lẫn vật nuôi của gia đình. Đúng đêm 30 tết, tất cả các nhà đóng kín cửa, cài then, sau đó nấu một nồi cháo gà cả nhà cùng ăn. Sau khi ăn cháo gia chủ mới thay bát nước trên ban thờ, xong việc đó thì đến nghi thức cúng giao thừa. Mọi việc đều làm lặng lẽ trong nhà không để người ngoài trông thấy. Nếu tiết lộ các nghi thức này, gia đình trong năm đó làm ăn bị thất bát.
Người Hà Nhì thường dùng gan lợn thiến để xem bói trong ngày tết. Sau khi mổ lợn lấy thịt dâng cúng tổ tiên thì gan lợn là bộ phận quan trọng cần được giữ lại để xem bói tiên đoán một năm tiếp theo. Phong tục này tương tự như cách người Kinh cúng ông bà tổ tiên bằng con gà và dùng chân gà để xem bói, tiên liệu trước các công việc trong nhà. Dù giàu nghèo, cứ vào dịp tết mỗi gia đình đều thịt một con lợn dùng để ăn tết.
Ảnh: Internet.
No comments:
Post a Comment