Saturday, June 11, 2016

Bạch Đằng dòng sông oai hùng lịch sử

Sông Bạch Đằng, trong sử sách xưa còn gọi là sông Vân Cừ. Đây là dòng sông oai hùng lịch sử, cùng dân tộc Việt Nam trải qua những năm tháng đánh đuổi giặc ngoại xâm bảo vệ bờ cõi biên cương.

Sông Bạch Đằng (Bạch Đằng Giang), tên chữ Nôm của dòng sông là sông Rừng, hiệu là sông Vân Cừ. Chính bởi vậy trong sử sách xưa vẫn hay ghi chép là sông Vân Cừ. Tổng chiều dài của sông Bạch Đằng là 32 km, chảy qua 2 huyện Quảng Yên (Quảng Ninh) và Thủy Nguyên (Hải Phòng). Sông nằm trong hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, với điểm bắt nguồn là từ Phà Rừng Hải Phòng và cuối cùng đổ ra cửa biển Nam Triệu.

Nhắc tới sông Bạch Đằng, là nhắc tới con sông lịch sử gắn liền với 3 thời kì đánh giặc phương bắc của người Việt, địa điểm thu hút khách du lịch.

  • Trận thủy chiến thứ nhất vào năm 938 khi Ngô Quyền đánh quân xâm lược nhà Nam Hán.

  • Trận thủy chiến thứ hai vào năm 981 do Hoàng Đế Lê Đại Hành chỉ huy quân đội dẹp quân xâm lược nhà Tống.

  • Trận thủy chiến thứ ba vào năm 1288 Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã giành đại thắng vang dội khi dẹp tan quân Nguyên Mông xâm lược.
Sông Bạch Đằng được coi là khúc cổ họng với quân xâm lược phương Bắc khi kéo quân xuống chiếm đất Việt. Nhắc tới sông Bạch Đằng phải nhắc tới những bãi cọc được cắm trên sông, đây là những sáng kiến trận địa chống giặc trên sông của tiền nhân.

Không biết chính xác rằng khi xưa các vị tướng tài ba đã cắm bao nhiêu bãi cọc trên sông. Ngày nay, các nhà khoa học mới phát hiện ra hai bãi cọc.

  • Năm 1953, khi nhân dân đào đất đắp đê đã phát hiện bãi cọc đầu tiên khu vực giáp đê sông Chanh thuộc Yên Giang – Quảng Yên – Quảng Ninh.

  • Bãi cọc thứ 2 được phát hiện năm 2005, ở cánh đồng Vạn Muối – Nam Hòa – Quảng Yên – Quảng Ninh.
Những thế trận sáng tạo, thể hiện sự tài tình trong đánh phá giặc của người xưa, đến ngày nay vẫn còn giá trị. Bạn hãy một lần đến Bạch Đằng giang, đứng bên bờ sông chạm vào dòng nước, như chạm vào hồn lịch sử dân tộc hàng năm có lẻ đã qua. Để cảm nhận sự oai hùng của lịch sử dân tộc và thấy thiêng liêng hơn với từng tấc đất biên cương.

Ảnh: Internet

No comments:

Post a Comment