Đến với Hải Phòng, một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của thành phố mà du khách không thể bỏ qua đó chính là nhà hát thành phố. Đây là công trình kiến trúc nghệ thuật do người Pháp xây dựng.
Thời Pháp thuộc, tại Việt Nam có 3 địa điểm được người Pháp chọn dựng xây nhà hát, đó là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng, đều là những nơi đáng đến thăm khi du lịch lễ 2 9 2016.
Xây dựng nhà hát lớn Hải Phòng, mọi nguyên vật liệu được chuyển từ Pháp sang, kiến trúc và thiết kế cũng do kiến trúc sư người Pháp đảm nhận. Nhân công lao động thì là người Việt, dưới sự chỉ đạo giám sát của Pháp
Khi xưa nền của nhà hát lớn thành phố Hải Phòng là một khu chợ có nền cao ráo, rộng rãi. Năm 1900 chính quyền Pháp cho di chuyển chợ đi một nơi khác và dựng xây nhà hát tại đây. Quá trình xây dựng kéo dài trong tám năm, từ năm 1904 đến năm 1912.
Kiến trúc nhà hát lớn Hải Phòng được thiết kế theo lối kiến trúc Baroc, nó vốn là một loại hình nghệ thuật được khởi thủy từ nước Ý, sau đó đó lan rộng sang Tây Ban Nha, Áo và cả Pháp. Lối kiến trúc Baroc này rất thịnh hành từ cuối thế kỉ thứ 16 cho tới thế kỉ thứ 18. Đây là một trường phái kiến trúc vô cùng tráng lệ, hoành tráng và lộng lẫy.
Nghệ thuật cầu kì được trang trí tại nhà hát lớn Hải Phòng phải kể tới chiếc đàn Lia – một loại đàn của người Hy Lạp được làm từ ngà voi có đế làm từ mai rùa. Đây là một biểu tượng về âm nhạc về nghệ thuật cho nhà hát lớn.
Kiến trúc bên trong của nhà hát lớn bao gồm một sân khấu lớn và hai tầng ghế. Trên sân khấu có để tượng hình thần âm nhạc – một vị thần chuyên bảo hộ cho các nghệ sĩ. Nhà hát lớn thành phố Hải Phòng gắn liền với những năm Pháp thuộc trên dải đất hình chữ S, nó đã chứng kiến những trận chiến ác liệt của bao năm tháng lịch sử hào hùng. Ngày nay, nhà hát vẫn nguy nga lộng lẫy giữa lòng thành phố, chứng kiến sự đổi thay vươn mình của thành phố biển nhộn nhịp. Đây là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa nghệ thuật, những sự kiện lớn trọng đại của thành phố.
Ảnh: Internet
No comments:
Post a Comment