Thursday, June 30, 2016

[Du lịch Hải Phòng] 12 điều nhất định phải thử khi tới Cát Bà

Đến với đảo Cát Bà – Hải Phòng, du khách có nhiều trải nghiệm thú vị không thể bỏ lỡ. Chèo thuyền Kayak, cắm trại bên bờ biển, tắm biển,…đều là những hoạt động thú vị nhất đối với khách du lịch Cát Bà.

Là hòn đảo đẹp bậc nhất đất Cảng Hải Phòng, Cát Bà sở hữu thiên nhiên trong lành, êm đềm, sắc trong xanh của những bãi biển dưới bầu trời cao vời vợi. Mùa hè đến Cát Bà nghỉ dưỡng, vui chơi thì không gì tuyệt hơn.

Tắm biển

Giữa cái nắng nóng mùa hè, chẳng còn gì hạnh phúc hơn là được hòa mình vào làn nước trong và xanh. Ngay thị trấn Cát Bà có bãi tắm Cát Cò 1, 2, 3 nổi tiếng nhưng thường rất đông khách du lịch. Bạn có thể chọn các bãi tắm khác hoang sơ, vắng vẻ và nước trong hơn như bãi tắm ở đảo Khỉ, bãi Tùng Thu… và các bãi hoang ngoài vịnh Lan Hạ.

Làm thế nào để ra được các bãi hoang ngoài vịnh? Bạn có thể ra Bến Bèo và thuê đò máy nhờ chở ra các bãi tắm với giá khoảng 300.000 - 500.000 đồng/đò 6 người. Ngoài tắm, các bạn có thể kết hợp tham quan một vòng vịnh Lan Hạ xinh đẹp.

Với các bạn trẻ thích cảm giác phiêu lưu, khám phá, có thể thuê kayak ở nhà bè Quang Anh, Xuân Hồng với giá khoảng 200.000 đồng/ kayak một ngày và tự chèo ra đảo Khỉ (hoặc các bãi hoang ngoài vịnh Lan Hạ).

Tham quan vịnh Lan Hạ

Là một trong những vịnh đẹp nhất khu vực, trước kia thuộc vịnh Hạ Long nhưng sau này vịnh Lan Hạ đã tách riêng ra. Điều này khiến vịnh Lan Hạ giữ gìn được vẻ đẹp hoang sơ của mình. Tham quan vịnh là trải nghiệm chắc chắn bạn không nên bỏ qua khi đi du lịch Cát Bà.

Tham quan vịnh Lan Hạ: Nếu bạn đi nhóm đông người có trẻ nhỏ (hoặc người lớn tuổi) tốt nhất nên thuê một chuyến tàu đi vòng quanh vịnh (kết hợp tắm biển ở đảo Khỉ). Giá 1,3 – 1,8 triệu đồng cho một chuyến.

Nếu bạn còn trẻ, thích cảm giác tự do, phiêu lưu, mạo hiểm, bạn có thể tự chèo kayak hoặc thuê đò chở đi tham quan quanh vịnh Lan Hạ.

Chèo kayak, lặn biển

Bạn sẽ không thể nào quên được cảm giác chèo chiếc kayak ra ngoài biển xa, khám phá những con sóng dập dềnh, rồi lại ngược vào những hòn đảo hoang sơ trên vịnh Lan Hạ để tắm biển. Tắm biển thỏa thích, bạn lại chèo tiếp qua khu làng chài, qua những dãy núi đá trong vịnh. Kayaking chính là một trong những trải nghiệm để lại nhiều ấn tượng nhất ở Cát Bà. Ngoài ra, bạn còn có thể lặn biển ngắm san hồ bằng mặt nạ (giá rẻ) hoặc bình khí oxy (giá đắt hơn với 1 – 1,5 triệu đồng/người/lượt).

Lưu ý: để chèo kayak có hai cách là thuê kayak tự chèo hoặc mua một tour kayaking (kết hợp với lặn ngắm san hô bằng ống thở) trong một ngày. Tự chèo thì bạn được tự do khám phá khắp đảo, nhưng mua tour bạn sẽ được thuyền chở đến các điểm đẹp nhất ở vịnh Lan Hạ và chèo kayak ở đấy. Ngoài ra bạn còn được tham gia trò lặn ngắm san hô bằng ống thở cùng một bữa trưa với giá 390.000 đồng/người.

Tắm biển và khám phá đảo Khỉ

Đảo Khỉ nằm cách Cát Bà không xa, một trong những hòn đảo nhỏ được nhiều du khách ghé thăm nhất ở đây. Đảo Khỉ có hai bên, một bên là khu resort dành cho khách nước ngoài ở lại, một bên là bãi tắm dành cho tất cả mọi người. Ngoài tắm biển, bạn có thể leo lên chòi cao ở đảo Khỉ và ngắm nhìn một góc vịnh Lan Hạ. Để đi ra được đảo Khỉ bạn có thể tự chèo kayak, thuê thuyền hoặc đò.

Ngắm hoàng hôn ở pháo đài thần công

Hoàng hôn trên biển luôn lãng mạn, nhất là ở Cát Bà, nơi có những dãy núi đá nhấp nhô trên biển. Địa điểm thích hợp nhất để bạn có thể ngắm hoàng hôn là pháo đài thần công, nơi ngắm được toàn cảnh thị trấn từ trên cao. Ngoài ra, bạn có thể đến sớm hơn để tham quan khu di tích còn lại từ thời chiến tranh.

Khám phá Vườn quốc gia Cát Bà

Vườn quốc gia Cát Bà là ngôi nhà của loài voọc quý hiếm, được lưu trong sách đỏ, cùng với thảm thực vật phong phú. Đây là một cơ hội để bạn có thể gần lại với thiên nhiên. Đặc biệt, ở Vườn quốc gia Cát Bà có đỉnh Ngự Lâm, đứng từ đó có thể quan sát cảnh núi non trùng điệp, một trong những góc nhìn đẹp và độc đáo nhất ở Cát Bà.

Thưởng thức hải sản

Ngoài mực khô và cá song, Cát Bà còn nổi tiếng với rất nhiều loại hải sản khác như phi phi, bề bề, bạch tuộc, ghẹ, ngao, sò… Bạn nên thử một trong những món hải sản này. Tuy nhiên du lịch ở Cát Bà chỉ đông nhất vào mùa hè nên giá thành hải sản mùa này cũng cao hơn bình thường.

Lưu ý: Nên hỏi giá trước khi mua, bạn có thể mua hải sản và tìm một bãi biển hoang để tự tổ chức BBQ cùng bạn bè.

Cắm trại tại một bãi biển hoang

Một trong những trải nghiệm thích hợp với nhóm các bạn trẻ khi du lịch Cát Bà là thuê đò (hoặc kayak), sau đó chèo ra các bãi hoang ngoài vịnh Lan Hạ để cắm trại qua đêm. Cảm giác được làm "Robinson ngoài đảo hoang" chắc chắn sẽ là kỷ niệm không thể quên với bất cứ bạn trẻ nào tại Cát Bà.

Leo núi

Một trong những bộ môn được người yêu du lịch mạo hiểm thích nhất ở Cát Bà là leo núi. Những địa điểm leo núi gồm: đảo Đầu Bê sau 2 giờ đi tàu từ cảng du lịch Cát Bà, vách núi ở Bến Bèo cách trung tâm Cát Bà 2 km, đảo Ba Trái Đào cách cảng du lịch 22 km về phía nam… Ngoài ra nếu không thích mạo hiểm, bạn cũng có thể leo núi ngay tại đảo Khỉ.

Dạo quanh thị trấn Cát Bà vào ban đêm

Trong khi các hoạt động ban ngày sôi nổi và phong phú, hoạt động về đêm ở Cát Bà rất hạn chế. Ngoài các dịch vụ bar, pub nhỏ ở trung tâm thị trấn dành cho những người thích sôi động thì đi dạo dọc bãi biển vào ban đêm cũng là một điều thú vị mà bạn nên thử. Không khí trong lành từ gió biển chắc chắn sẽ khiến bạn thích thú. Bạn có thể thuê một chiếc xe đạp đôi, xe đạp 3, 4 người để cùng gia đình đi dạo. Ngoài ra khu vực cầu thang bộ nối từ Cát Cò 1, 2, 3 với nhau là một trong những địa điểm rất lãng mạn vào buổi tối.

Câu mực

Câu mực đêm ở Cát Bà là một loại hình giải trí thú vị, nhưng khá tốn kém. Một chuyến đi câu ngắn giá khoảng 500.000 đồng. Bạn có thể nhờ chủ khách sạn liên hệ giúp, hoặc trực tiếp hỏi các nhà bè, người lái đò ở cầu cảng trung tâm thị trấn.

Tham quan một ngôi làng cổ

Có lẽ bạn đã ghé qua một ngôi làng cổ trong lúc chèo kayak, đi thuyền quanh vịnh Lan Hạ. Ở Cát Bà có làng chài Cái Bèo là ngôi làng nổi cổ và lớn nhất ở Việt Nam. Bạn không thể quên được cảnh yên bình khi chèo kayak qua làng nổi, những nhà bè, nụ cười tươi rói của những người phụ nữ trong làng. Họ rất nhiệt tình và còn có thể mời bạn lên bè chơi. Làng chài Cái Bèo nằm ngay gần cảng Cái Bèo, không khó để di chuyển. Tuy nhiên ở Cát Bà còn có làng cổ Việt Hải, cũng rất nổi tiếng với các loại hình du lịch sinh thái. Có ba cách để đến được Việt Hải là chèo kayak, đi đò với giá 300.000 đồng/chuyến và trekking đường bộ ngang qua Vườn quốc gia Cát Bà.

Theo VNExpress

Thursday, June 23, 2016

Mách bạn những điều nên tránh khi du lịch Đồ Sơn

Để hành trình du lịch Đồ Sơn được trọn vẹn, du khách cần chuẩn bị cho mình kiến thức về kinh nghiệm cũng như những điều cần tránh khi tới nơi đây.

Khu du lịch Đồ Sơn Hải Phòng là một trong những lựa chọn nghỉ mát cuối tuần, hay dịp nghỉ lễ cho gia đình bạn. Tuy vậy, bạn cũng nên hiểu biết một số điều "không nên" khi tới khám phá Đồ Sơn.

1, Tránh thuê phòng ở khu xây dựng

Ở khu xây dựng, thuộc đầu khu II Đồ Sơn có khá nhiều nhà nghỉ. Tuy nhiên, nếu bạn đưa gia đình đi nghỉ ở Đồ Sơn thì không nên vào khu này vì đây thường là “bãi đáp” cho dịch vụ mại dâm.

Nếu thuê phòng ở khu vực này sẽ rất ồn ào, nửa đêm vợ con bạn sẽ bị thức giấc bởi tiếng nói cười của những tốp khách vào “chọn hàng”.

Tốt hơn hết là bạn đưa gia đình đến các khách sạn trên sườn đồi nhìn ra biển hoặc khách sạn Công Đoàn là lựa chọn khá tốt.

2, Không nên kỳ vọng vào dịch vụ massage


Nếu bạn muốn massage một cách lành mạnh thật sự thì không nên kỳ vọng vào dịch vụ này ở Đồ Sơn.

Theo trải nghiệm của chúng tôi, hầu hết điểm massage ở Đồ Sơn không có nhân viên với tay nghề cao. Một số nhân viên thậm chí còn vừa massage vừa gợi ý dịch vụ “thư giãn”.

3, Không tắm biển tùy hứng

Ở Đồ Sơn có những lúc triều cường nước lên nhanh và phủ lấp những bãi đá bên dưới. Do đó, khi tắm nên hỏi bảo vệ hoặc chủ quầy hàng xem vị trí bên dưới có đá ngầm không, có cát lún không. Tốt hơn hết nên đến những bãi tắm đông người, không nên tìm chốn riêng tư ở những bờ biển vắng, vì có thể tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho bạn và người thân.

4, Tránh mua cua rong

Nhiều khách du lịch thấy những người bán rong cua biển thường mua 1-2 con để thuê người khác luộc. Tuy nhiên, nếu không có kinh nghiệm, dễ chọn phải cua nước hoặc cua miền nam, dù cua to nhưng ít thịt hoặc thịt nhão, không thơm ngon.

Thậm chí có người mua phải cua "thương binh", tức cua đã bị gãy chân, mất càng, người bán chỉ gá càng buộc vào dây chuối rồi bán cho khách.

Nếu muốn mua cua, bạn nên gọi món trong nhà hàng hoặc khi về, qua chợ Đồ Sơn mua cua sẽ đảm bảo hơn.

5, Các quý ông không nên đi lẻ

Đồ Sơn vẫn nổi tiếng với dịch vụ mại dâm gần như công khai. Khi du lịch ở đây, nếu đi với gia đình, quý ông không nên đi một mình ở đường phố sẽ dễ bị gạ gẫm, mời gọi của cánh xe ôm, taxi và cả các em út chân dài váy ngắn đi xe đạp, lượn xe máy vè vè.

Nếu đi thành tốp, tốt nhất nên có vài ba phụ nữ hoặc trẻ em đi kèm, bạn sẽ không bị quấy rầy bởi nếu thấy phụ nữ, nhóm “tiếp thị” sẽ hiểu rằng bạn không có nhu cầu và không hiểu nhầm bạn là khách hàng mục tiêu.

The Báo Thanh Niên

Còn nhiều tiềm năng chưa khai thác tại “mỏ du lịch Hải Phòng”

Hải Phòng là mảnh đất được thiên nhiên ưu đãi hơn cả. Không chỉ là cảng giao thương tấp nập, Hải Phòng sở hữu nhiều danh thắng đẹp, là mỏ du lịch chưa được khai thác hết tiềm năng.

Nói đến du lịch Hải Phòng, người ta không thể không nhắc đến Khu dự trữ sinh quyển thế giới, quần đảo Cát Bà, nằm trên địa bàn huyện Cát Hải. Nơi đây có Vườn quốc gia Cát Bà với khoảng 38.000 loài động, thực vật, trong đó có tới 81 loài xếp vào sách Đỏ Việt Nam, sách Đỏ thế giới như Voọc Cát Bà, Thạch sùng mí. Chỉ riêng tại vườn quốc gia Cát Bà, du khách có thể trải nghiệm cảm xúc đắm mình trong thiên nhiên với mùi ngai ngái của cây lá, rừng già; kiểm tra sức bền của bản thân khi đi bộ xuyên rừng đến với xã đảo Việt Hải; chứng kiến cuộc sống thanh bình, yên ả của hơn 100 hộ gia đình nơi xã đảo xa nhất Hải Phòng.

Tại quần đảo Cát Bà, khách du lịch còn có thể tham gia các hoạt động khác như thư giãn tại 3 bãi tắm Cát Cò 1, 2, 3 hoặc thỏa thích sống trong không gian chỉ có biển, trời ở các bãi tắm nhỏ rải rác trên vịnh Lan Hạ. Thế vẫn còn chưa đủ khi nói về Cát Bà. Bí thư huyện ủy Cát Hải Bùi Trung Nghĩa có lần đã tự tay chèo thuyền đưa một nhóm phóng viên đi khảo nghiệm vịnh Lan Hạ và giới thiệu, muốn trải nghiệm cuộc sống thực ở “đảo ngọc”, du khách hãy đến với Cát Bà vào mùa thu đông. Đầu mùa thu là thời điểm hải sản Cát Bà ngon nhất trong năm. Thời tiết chưa quá lạnh nên du khách vẫn có thể tắm biển, tận hưởng không gian vàng óng của nắng thu trong chút gió se se. Đó là thời điểm lý tưởng không chỉ cho người nghỉ dưỡng mà cho cả các đôi uyên ương muốn tìm địa điểm yên bình, lãng mạn. Là một người con của Hải Phòng, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Phạm Từ rất tự hào khi nói về khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Theo ông Từ, các địa danh du lịch tâm linh ở Việt Nam có nhiều, nhưng chỉ có một vùng đất để sinh ra và lưu giữ đầy đủ những hiện vật về danh nhân văn hóa, nhà triết học, nhà chính trị, nhà giáo lỗi lạc trọn đời vì nước vì dân Nguyễn Bỉnh Khiêm, đó chính là quần thể khu di tích Đền Trạng Trình ở thôn Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng.

Một điểm du lịch độc đáo khác nằm ở quận Lê Chân, nội đô thành phố Hải Phòng là Đình Hàng Kênh. Theo tài liệu của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hải Phòng, Đình Hàng Kênh tọa lạc trên một khuôn viên rộng chừng 6.000m2 với bố cục kiến trúc truyền thống: Đại đình, tòa ống muống và hậu cung. Đình Hàng Kênh không chỉ có giá trị lớn về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, mà còn bảo lưu được kiểu thức ván sàn lòng thuyền hiếm có, đưa Đình Hàng Kênh trở thành một di sản văn hóa đặc sắc trong các ngôi đình Việt Nam. Tòa hậu cung thâm nghiêm thờ Ngô Quyền, người có công đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, giành nền độc lập tự chủ cho dân tộc Việt Nam sau một nghìn năm Bắc thuộc.

Tiềm năng có, hạ tầng giao thông thuận lợi - 2 yếu tố cốt yếu thúc đẩy du lịch phát triển đều hội tụ ở Hải Phòng. Tuy nhiên, du khách đến với thành phố chưa tương xứng với tiềm năng. Năm 2015, lượng khách du lịch đến thành phố đạt trên 5,6 triệu lượt người, trong đó có khoảng 624.000 lượt khách quốc tế với tổng doanh thu ước đạt khoảng 2.200 tỷ đồng. Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng giao ngành văn hóa, thể thao và du lịch năm 2016 đạt mục tiêu thu hút 5,7 triệu lượt khách du lịch trong nước và quốc tế. Theo những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch, tiềm năng du lịch Hải Phòng có thể phát huy mạnh mẽ hơn nếu khắc phục được khâu yếu trong truyền thông và chọn được nhà đầu tư chiến lược. Hình ảnh về những điểm, tuyến du lịch trọng yếu xuất hiện quá thưa thớt, dàn trải khiến cho nhiều người không hề biết đến những danh thắng nơi đây. Không biết đương nhiên không lựa chọn.

Đơn cử như Lễ hội Đền Trạng Trình được tổ chức với quy mô cấp thành phố, song thông tin về lễ hội chỉ rầm rộ trong đúng buổi tối Khu di tích Đền Trạng đón nhận danh hiệu Khu di tích quốc gia đặc biệt. Hay UBND huyện Cát Hải dù rất nỗ lực trong việc đưa các đoàn khảo nghiệm đến với Cát Bà, nhưng do “điểm nào cũng muốn giới thiệu” nên cuối cùng rất nhiều người trong đoàn hỏi nhau, vẻ đẹp thực sự của Cát Bà nằm ở địa danh nào? Cùng với truyền thông, du lịch Hải Phòng đang thiếu những nhà đầu tư chiến lược. Theo ông Đào Hồng Tuyển, Tổng Giám đốc tập đoàn Tuần Châu - Hải Phòng muốn thu hút khách du lịch cao cấp phải có hạ tầng, sản phẩm và dịch vụ cao cấp. Muốn vậy phải có những nhà đầu tư lớn “bắt tay" với thành phố. Nếu Hải Phòng tận dụng được hết lợi thế về sự thuận lợi của hạ tầng giao thông như có cảng hàng không quốc tế Cát Bi, đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và xây dựng được những sản phẩm du lịch nổi trội, đạt tiêu chuẩn quốc tế, thì Hải Phòng chắc chắn trở thành thiên đường du lịch không chỉ với du khách trong nước mà còn với cả du khách nước ngoài.

Theo thanhtravietnam.vn

Những điểm check-in đẹp nhất thành phố Hoa phượng đỏ

Tới Hải Phòng đất cảng sôi động, du khách có dịp ghé thăm và lưu lại những khoảnh khắc đẹp tại rất nhiều điểm đến nổi tiếng. Sau đây sẽ là một số gợi ý để bạn tới check-in và chụp được thật nhiều bức ảnh đẹp tại Hải Phòng.

Du lịch Hải Phòng, bạn chắc chắn sẽ  thắc mắc không biết đâu là những địa điểm đẹp, thích hợp cho việc tham quan và chụp ảnh kỉ niệm. Cùng khám phá 5 cái tên được nhắc tới ngay sau đây, sẽ là gợi ý tuyệt vời cho hành trình du lịch Hải Phòng của bạn đó.

1, Đường Hồ Xuân Hương

Con đường với những hàng cây xanh mướt mắt, vắng bóng xe cộ này là địa điểm chụp hình yêu thích của các bạn trẻ. Không cần phải cầu kỳ, chính vẻ đẹp tự nhiên của những bóng cây xanh đã đủ khiến khuôn hình thêm phần sống động...

2, Hồ An Biên

Nơi này chắc hẳn luôn là điểm đến thú vị của các bạn trẻ. Bạn đi đến đài tưởng niệm liệt sĩ, có 2 ngã rẽ, rẽ vào là ra hồ An Biên. Hồ rất rộng đi một vòng quanh hồ bạn có thể dễ dàng thấy nhiều hoa cây cảnh và không gian hồ với cây liễu rất đẹp và cũng là nới khá thú vị cho những đôi tình yêu chụp ảnh cưới góp phần cho tình nhân.

3, Làng hoa Hạ Lũng

Những mảnh vườn, những luống hoa đung đưa khoe sắc này là địa điểm chụp hình khá quen thuộc với giới trẻ Hải Phòng, nhất là vào dịp giáp Tết, khi hoa nở đẹp rực rỡ nhất. Nơi đây thu hút hàng trăm bạn trẻ tới chụp hình bên những cánh hoa violet, hoa hồng, hoa dơn...

4, Dải trung tâm thành phố

Dải trung tâm thành phố có rất nhiều điểm chụp hình lí thú như hồ Tam Bạc, đài phun nước, Vườn trẻ...

Sau khi được thành phố sửa sang, hồ Tam Bạc khoác lên mình một diện mạo hoàn toàn mới với những viền gạch đá lát nền khang trang, hàng cây xanh soi bóng ven hồ... Nơi đây không chỉ là khu vực ưa thích để người dân thành phố tản bộ, vui chơi mà còn là điểm chụp hình đẹp và ấn tượng.

5, Biển Đồ Sơn

Đồ Sơn cách thủ đô không xa về phía Đông Bắc, thiên nhiên đã ưu đãi cho Đồ Sơn một bãi tắm đẹp, chan hòa ánh nắng với khí hậu ấm áp trong mùa đông, hè về lại mát mẻ. Nằm ở địa thế giao thông thuận lợi, bạn có thể thưởng thức một kỳ nghỉ ngắn ngày tại Đồ Sơn vào bất cứ thời gian nào.

Đồ Sơn là một bán đảo nhỏ do dãy núi Rồng vươn dài ra biển, với hàng chục mỏm cao từ 25 đến 130m, nơi đây có bãi cát mịn, bên bờ biển rợp bóng phi lao. Trước đây Đồ Sơn là nơi lui tới nghỉ ngơi, hưởng thụ của vua chúa quan lại đô hộ. Nơi đây còn ngôi nhà bát giác kiên cố của Bảo Đại – ông vua cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam.

Tuesday, June 21, 2016

Kinh nghiệm khám phá Thành Phố Hoa Phượng Đỏ trong 1 ngày

Nếu chỉ có thời gian ngắn để ghé thăm Hải Phòng – thành phố hoa phượng đỏ, bạn có thể tham khảo lịch trình sau.

Hải Phòng không chỉ được ca ngơi với những cái tên như Đất Cảng, Thành phố Hoa phượng đỏ, đây cũng là điểm đến khá đặc biệt dành cho du khách vào dịp cuối tuần. Nếu không thể dành trọn vẹn 2 ngày nghỉ cho chuyến du lịch Hải Phòng, bạn vẫn có thể đến nơi  này trong vòng 1 ngày và xuất phát từ Hà Nội hay một số điểm khác có quãng km tương đương.

5h30: Ra ga Hà Nội

Đi tàu là lựa chọn tối ưu nhất nếu chỉ có một ngày du lịch Hải Phòng. Không chỉ bởi thời gian di chuyển nhanh, không mất sức mà bạn còn có thể mang theo xe máy để tiện di chuyển khi xuống Hải Phòng. Bạn mua vé khứ hồi và làm các thủ tục gửi xe, tàu xuất phát lúc 6 h.

Giá vé Hà Nội – Hải Phòng từ 45.000 – 60.000 đồng một người, tùy vào ghế ngồi mềm hay cứng và có điều hòa hay không, phí gửi xe từ 60.000 – 80.000 đồng một chiếc, tùy thuộc vào dung tích. Lưu ý, xe máy sẽ phải tháo bỏ xăng trong bình trước khi đưa lên tàu.

8h15: Đến ga Hải Phòng

Xuống tàu, nhận xe và hỏi đường đến cây xăng gần nhất để tiếp nhiên liệu cho “ngựa sắt”. Sau đó, tìm ngay cửa hàng văn phòng phẩm hoặc hiệu sách để mua bản đồ du lịch Hải Phòng.

Sau khi đổ xăng, hãy nạp năng lượng cho chính mình bằng một bát bánh đa cua đất Cảng lừng danh. Món đặc sản Hải Phòng này bán ở khắp nơi trong thành phố, từ vỉa hè phố lớn, các ngõ nhỏ trong khu dân cư đến các nhà hàng, khách sạn. Địa chỉ tham khảo: các quán trên đường Minh Khai, Trần Phú, Phạm Ngũ Lão, Điện Biên Phủ..., giá từ 20.000 – 30.000 đồng một bát.

9h15: Khám phá thành phố

Điểm đến đầu tiên là Nhà hát lớn tọa lạc ở trung tâm thành phố. Đây là một trong những biểu tượng tự hào của thành phố Cảng, mang dáng vẻ quý phái, oai nghiêm của những nhà hát Paris. Bạn sẽ nhận thấy có đôi chút tương đồng giữa kiến trúc Nhà hát lớn Hà Nội với Nhà hát Thành phố từ bậc thềm, mái vòm cho đến sắc vàng nổi bật.

Tiếp tục rong ruổi khắp các con phố ở Hải Phòng, kiến trúc hòa trộn Á – Âu sẽ khiến bạn mải mê chìm đắm. Khu phố Tây nằm trên các phố Điện Biên Phủ, Minh Khai, Đà Nẵng, khu phố Tàu bao gồm đường Lý Thường Kiệt, Tam Bạc, Kì Đồng, Hoàng Văn Thụ. Đặc biệt, Hải Phòng cũng có nhiều con sông chảy trong lòng thành phố với nhiều cây cầu lớn nhỏ bắc qua. Cùng với những hàng phượng vĩ xanh rợp hai bên đường, khiến thành phố trẻ lúc nào cũng tràn đầy nhựa sống.

Những lúc mỏi gối chùn chân, bạn nên nếm thử hương vị “cà phê chạy” ở Hải Phòng. Đây là cách nói vui về cà phê vỉa hè ở đây.

12h: Ăn trưa

Cơm cháy hải sản Hải Phòng có nhiều nét tương đồng cơm cháy Ninh Bình. Sự khác biệt nằm ở nước sốt dùng trong món cơm cháy hải sản. Nước sốt này được chế biến từ các nguyên liệu hải sản như tôm, cua, mực, tu hài. Bạn có thể thưởng thức tại nhà hàng Xuyên Á trên phố Phan Đình Phùng hoặc các quán trên phố Tam Bạc.

13h30: Xuất phát đi Đồ Sơn

Mất 30 phút để di chuyển từ trung tâm thành phố xuống Đồ Sơn. Bạn nên giữ sức trước khi xuống biển bằng cách ghé thăm Biệt thự Bảo Đại trên đồi Vung, khu 2 Đồ Sơn. Hai bên đường dẫn lên biệt thự cho mỗi người một cảm xúc khác nhau, nhưng tựu chung lại là thơ mộng, trong lành và xanh ngắt.

15h: Xuống biển

Bãi tắm Đồ Sơn chia làm 3 khu vực chính: khu 1 nằm ngay đầu quận Đồ Sơn, đi tiếp vào là khu 2 và khu 3. Nếu đi vào ngày có nắng, bạn có thể thỏa sức nô đùa cùng sóng biển. Sau đó ngồi hóng gió trên bờ cát phẳng lì, gọi cốc nước dừa uống cho đã khát. Nếu đi vào ngày gió hơi se, bạn nên thuê một chiếc xe đạp đôi và dạo quanh các khu bãi tắm với đường nhựa phẳng, hàng dừa xanh đưa lối.

16h30: Trở về thành phố

Cũng sẽ mất 30 phút để về đến trung tâm thành phố Hải Phòng. Bạn nên ăn nhẹ trước khi vào ga. Có món bánh đúc Tàu trên vỉa hè phố Cát Dài, các quán ốc trên đường Lê Lợi, Lạch Tray, bánh mỳ cay ở ngã ba Khánh Nạp, phố Đinh Tiên Hoàng... Sau khi ấm bụng, bạn làm các thủ tục gửi xe và lên tàu. 18h40 tàu khởi hành về Hà Nội, sau hai tiếng rưỡi bạn sẽ có mặt ở ga, kết thúc một ngày đi mây về gió.

Theo VNExpress

Wednesday, June 15, 2016

Háo hức tham dự lễ hội đình làng Vĩnh Khê

Lễ hội đình Vĩnh Khê là một sự kiến lớn của dân làng Vĩnh Khê mỗi dịp Tết đến xuân về. Lễ hội thể hiện sự biết ơn đối với các vị thành hoàng cùng đấng tiền nhân có công lớn trong việc dựng làng lập ấp. Sự kiện lễ hội diễn ra trong không khí vui tươi, phấn khởi, thu hút đông đảo du khách tới tham dự.

Đình Vĩnh Khê tọa lạc tại chính ngôi làng mang tên Vĩnh Khê, xã An Đồng, huyện An Dương, Hải Phòng. Kiến trúc ngôi đình theo hình chữ Công (gồm 5 bái đường, hai gian nhà cầu và 3 gian hậu cung) trước mặt ngôi đình là dòng sông Lạch Tray uốn khúc chảy qua.

Đình Vĩnh Khê thờ các vị thánh nhân: Phạm Tử Nghi – tiền nhân có công với mảnh đất con người Vĩnh Khê nói riêng và triều đại Phong Kiến khi xưa, cụ đã được ban những mỹ từ ca ngợi công lao. Hai anh em sinh đôi cụ Vũ Trọng, Vũ Giao – những người con sinh ra và lớn lên từ mảnh đất Vĩnh Khê này. Năm 1991 đình được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia cấp nhà nước.

Hội làng Vĩnh Khê được tổ chức hàng năm vào duy nhất một ngày mồng 7 tháng giêng Âm lịch. Đây là ngày sinh của hai vị Thành Hoàng họ Vũ của làng. Ban đầu luôn là nghi thức tế lễ các vị Thành Hoàng Làng đầy trang trọng, nghi thức để tưởng nhớ công ơn của người xưa, cũng là lúc dân làng báo cáo đất trời và Thành Hoàng về công trạng lao động sản xuất của nhân dân trong năm qua. Sau đó là cầu mong, mùa màng tươi tốt bội thu, cầu cho quốc thái dân an, nhân dân no đủ.

Một cuộc thi đậm màu sắc trò chơi dân gian không thể thiếu trong hội đình Vĩnh Khê đó là thi đấu vật. Mặc dù chỉ diễn ra trong vòng một ngày, những lễ hội thu hút ất nhiều các đô vật từ các lò vật lân cận tới tham dự và thi đấu. Trước khi hội vật diễn ra, trong làng chọn hai vị cao niên có uy tín đứng ra biểu diễn các miếng đòn, các nghi thức cơ bản của đấu vật rồi mới chính thức xung trận. Bên cạnh trò đấu vật còn có các trò chơi dân gian khác như: đua thuyền, kéo co, thi đấu cờ tướng, chọi gà….

Nếu đã từng tham dự hội làng Vĩnh Khê, du khách sẽ không thể quên không khí náo nhiệt và sôi động của lễ hội này. Hàng năm khi hội làng diễn ra đã thu hút rất đông đảo khách du lịch gần xa tới tham gia và trải nghiệm cùng.

Ảnh: Internet.

Khách sạn giá rẻ cho khách du lịch tại thành phố hoa phượng đỏ

Với một khoản chi phí vừa đủ, du khách tới tham quan và trải nghiệm tại thành phố biển Hải Phòng có thể tham khảo một vài gợi ý về các khách sạn sau.

1, Khách Sạn Rose Hải Phòng

Địa chỉ:  Tọa lạc tại 36/384 Lạch Chay, Quận. Ngô Quyền, thành phố. Hải Phòng.

Từ khách sạn Rose Hải Phòng bạn có thể thuận tiện thăm thăm các khu du lịch biển, các di tích lịch sử danh lam thắng cảnh của thành phố xinh đẹp, mộng mơ.

Khách Sạn Rose Hải Phòng trang nhã đơn giản, nhưng thoải mái sạch mát sẽ làm hài lòng du khách khi nghỉ dưỡng và dừng chân tại Hải Phòng.

2, Khách sạn Cát Bà Plaza 

Địa chỉ: 229 Cát Bà, Cát Hải, Hải Phòng (Tọa lạc tại thị trấn Cát Bà).

Từ khách Cát Bà Plaza tới sân bay Cát Bi 97 km, ga Hải Phòng 91 km.

Với mức giá vừa phải, Cát Bà Plaza sẽ đem tới cho du khách những ngày nghỉ dưỡng thực sự thư giãn tại Cát Bà, Hải Phòng.

Từ khách sạn Cát Bà Plaza du khách có thể thuận tiện di chuyển thăm quan vịnh Hạ Long, đảo Cát Bà, vườn quốc gia Cát Bà.

 3, Khách Sạn Sun & Sea

Địa chỉ: 26 -28 Núi Ngọc, Tổ 18, Cát Bà, Cát Hải, Hải Phòng.

Khách Sạn Sun & Sea rất gần công viên quốc gia Cát Bà (15km), cách sân bay Cát Bi và trung tâm thành phố 40km, cách vịnh Hạ Long xinh đẹp 30 phút đi bằng thuyền. Du khách có thể thuận tiện di chuyển thăm quan các di tích thắng cảnh của thành phố biển.

4, Khách sạn Hanvet Đồ Sơn

Địa chỉ:  Khu 1, Bãi Biển Đồ Sơn, Đồ Sơn, Hải Phòng

Khách Hanvet Đồ Sơn có tổng số 42 phòng nghỉ và tích hợp đồng bộ các dịch vụ như: bãi đỗ xe, Wifi, thang máy, phục vụ ăn tại phòng….

Khách sạn có vị trí thuận tiện cho du khách thăm: Biệt thự Bảo Đại, đảo Hòn Dấu mộng mơ, bãi biển Đồ Sơn…

5, Khách sạn Hùng Anh

Địa chỉ: Tọa lạc tại số 140 Núi Ngọc, Huyện Đảo Cát Hải, Hải Phòng.

Khách sạn Hùng Anh cách ga Hải Phòng 91 km và bến Xe Tam Bạc  90 km.

Với mức giá trung bình, khách sạn Hùng Anh là lựa chọn hợp lý cho du khách khi lưu trú và thăm quan Hải Phòng.

Hy vọng mọi du khách tới với Hải Phòng đều lựa chọn được những khách sạn hợp lý và có hành trình trải nghiệm thú vị tại nơi đây.

Ngôi chùa Hàm Long ấm cúng với lễ hội đầu xuân

Cảm nhận đầu tiên của bất kì ai từng dự lễ hội chùa Hàm Long đó là không khí ấm cúng, không ồn ào, không phô trương, không giống với lễ hội ở những nơi khác.

Được xây dựng từ thời Hậu Lê vào thế kỉ thứ 17, do nhân dân xã Thủy Đường, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng góp công tạo dựng, chùa Hàm Long là một công trình Phật giáo nằm trên sườn núi Vân Ô.  Với vị trí lưng tựa núi, xung quanh chùa là ngàn cây, chùa Hàm Long xưa nay vẫn nổi tiếng là có vị trí tọa lạc và địa thế đẹp.

Ngôi chùa linh thiêng này cứ vào dịp tháng giêng hàng năm từ ngày 23 đến 25 nhà chùa cùng dân làng lại tổ chức lễ hội. Trước ngày diễn ra lễ hội, phật tử cùng nhân dân chung tay quét dọn và làm đẹp cảnh quan ngôi chùa. Một trong những việc quan trọng nhất khi trang hoàng và dọn dẹp chùa đó là nghi thức tắm tượng. Công việc này sẽ dành cho những người trong sạch có nhân phẩm hiền hòa tốt tính làm.

Vào ngày chính lễ, trước phật điện thờ, sư trụ trì ngôi chùa sẽ tụng kinh gõ mõ, dưới sân chùa các phật tử sẽ cùng hành lễ theo. Buổi tối, sự tích ông tổ Non Đông sẽ được kể lại cho phật tử và nhân dân cùng nghe, sự tích này đã được chuyển thể thành thơ lục bát, và truyền miệng đã qua nhiều đời. tại lễ hội không tổ chức các trò chơi dân gian náo nhiệt ồn ào, cũng không cho phép bán hàng trong khuôn viên chùa hội.

Không ồn ào náo nhiệt, không phô trương rầm rộ. Người ta tìm về lễ hội Hàm Long là tìm về chốn thanh bình yên tĩnh, tìm về nơi mà tâm hồn được tĩnh lặng và thanh thản nhất. Về với chùa Hàm Long vào ngày thường du khách như được lạc vào cõi phật pháp bồng lai thanh tịnh. Về với nơi đây vào ngày hội, du khách không chỉ tìm được sự bình yên mà còn được sống chan hòa trong tình cảm nồng hậu của phật tử nhân dân địa phương. Bước vào cửa chùa là ta đã cảm nhận thấy lòng nhẹ nhõm, bình an, mọi lo toan của cuộc sống bị đẩy lại phía sau. Chùa Hàm Long thực sự là nơi tìm về với sự bình lặng nhất của tâm hồn.

Ảnh: Internet.

Tìm tới Vân Tra, dự lễ hội làng đặc sắc

Đến với làng Vân Tra, xã An Đồng, huyện An Dương, tỉnh Hải Phòng để tham gia hội đình hội chùa của làng vào các ngày 14 và 15 tháng giêng âm lịch hàng năm và tận hưởng không khí sôi động và náo nhiệt.

Đầu xuân, sau những ngày tết nguyên đán, mọi địa phương trên dải đất hình chữ S lại nô nức tổ chức các lễ hội truyền thống, mang màu sắc tín ngưỡng dân gian. Về với Hải Phòng – thành phố hoa phượng đỏ cũng vậy. Bạn hãy đến với làng Vân Tra, xã An Đồng, Huyện An Dương, tỉnh Hải Phòng để tham gia hội đình hội chùa của làng vào các ngày 14 và 15 tháng giêng âm lịch hàng năm.

Vân Tra là một ngôi làng nằm sát ngay thành phố Hải Phòng, nhưng du khách sẽ vô cùng ngỡ ngàng khi tới đây, bởi ngôi làng vẫn thanh bình và giữ cho mình nét nguyên sơ như thủa ban đầu. Nhịp điệu đô thị hóa không thể cuốn Vân Tra làm mất bản sắc của mình.

Cứ mỗi dịp hội đình, hội chùa của làng, Vân Tra lại thu hút nhiều lượt khách du lịch, đến tham gia và thưởng thức các nghi lễ và trò chơi dân gian tại đây. Hội làng Vân Tra gồm hội đình và hội chùa. Ngày 15 tháng giêng, chùa làng làm lễ mở cửa chùa. Ngôi chùa có tên là Vân Tra Nhuệ Quang Tự - một ngôi chùa có lịch sử lâu đời, có vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng Phật giáo trong vùng. Từ ngôi chùa đã truyền bá phật pháp và góp phần tạo lập lên những ngôi chùa mới sau này.

Dân làng Vân Tra tổ chức hội đình hội chùa là nhằm để tưởng nhớ công ơn của một vị tướng có tên Đào Lôi, khi xưa đã có công đánh đuổi quân xâm lược nhà Tống, từ phương Bắc tràn xuống. Cũng như tất cả hội làng ở nơi khác, hội làng Vân Tra bao gồm phần lễ và phần hội. Phần lễ trang trọng thiêng liêng, các nghi lễ cúng bái, báo ơn tiền nhân đất trời, cầu mong vạn sự an lành thịnh vượng cho dân làng. Sau phần lễ là phần hội, nô nức vui nhộn với các trò chơi truyền thống: bịt mắt đập niêu, chọi gà, thi đấu cờ vua cờ tướng, đấu vật….. Trong đó, nhận được nhiều sự mong đợi của những người tham dự nhất là cuộc đấu vật giữa hai giới nam và nữ.

Mỗi năm lễ hội lại hứa hẹn một không khí tưng bừng, vui vẻ. Ai đã từng một lần có dịp đến với Vân Tra và tham gia hội làng sẽ hẳn không bao giờ quên được không khí tưng bừng rộn ràng nơi đây, khó quên sự hiếu khách của dân làng.

Khách sạn 2 sao chất lượng tại Hải Phòng

Trong mỗi chuyến hành trình khám phá thiên nhiên đất nước con người tại những vùng đất mới, việc chọn cho mình một nơi dừng chân và nghỉ ngơi là vô cùng quan trọng. Du khách hãy lựa chọn cho mình những khách sạn chất lượng, giá cả phải chăng dựa vào những thông tin bổ ích về các khách sạn 2 sao tại Hải Phòng dưới đây nhé.

1, Khách sạn Tân Long Lạch Tray Hải Phòng

Địa chỉ: Toạ lạc tại số 203 Lạch Tray, quận Ngô Quyền.
Tiện lợi để du khách di chuyển tới Đồ Sơn (20km), khách sạn cách Nhà hát lớn 3km, sân bay quốc tế Cát Bi và cảng Hải Phòng chỉ 4 km.

Với đầy đủ các tiện nghi tích hợp khách sạn Tân Long Lạch Tray Hải Phòng sẽ đem tới cho du khách những ngày lưu trú thoải mái nhất.

2, Khách Sạn Monte Carlo

Địa chỉ: Tọa lạc tại số 549 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận. Hải An, thành phố Hải Phòng,

Khách sạn Monte Carlo nằm ngay trung tâm văn hóa, kinh tế của thành phố, có cảnh quan và không gian xung quanh trong lành và xinh đẹp, sẽ tạo cho du khách những ngày nghỉ ngơi, dừng chân ở Hải Phòng đầy hứng thú.

Khách sạn Monte Carlo gần Big C Hải Phòng, sân bay Cát Bi thuận tiên cho du khách thăm quan và mua sắm. Hiện nay khách sạn có 50 phòng với đầy đủ tiện nghi phục vụ tốt nhất du khách khi chọn Monte Carlo làm nơi dừng chân.

3, Khu Biệt thự Bảo Đại

Địa chỉ: Tọa lạc tại khu II, Đồ Sơn, Hải Phòng

Khu Biệt thự Bảo Đại tọa lạc trên đồi Vung đây là một công trình kiến trúc độc đáo với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, có núi non và biển cả, du khách cảm giác thoải mái, thư giãn khi chọn nghỉ dưỡng ở đây, khung cảnh đẹp, không khí trong lành sẽ cho bạn những ngày tuyệt vời nhất.
 Bạn sẽ được trải nghiệm cuộc sống của nhà vua phong kiến cách ngày nay không xa. Không chỉ là nghỉ dưỡng mà giúp du khách hiểu thêm về một thời kì lịch sử đất nước, và biết rằng, từ xưa kia Hải phòng đã là miền đất chọn của giới vua quan để nghỉ dưỡng.

Không xa với khu Biệt thự Bảo Đại là các điểm du lịch nổi tiếng của Hải Phòng: đảo hòn Dấu, bãi biển Đồ sơn.

Ảnh: Internet.

Tuesday, June 14, 2016

Thưởng thức lễ hội hát Đúm ở Thủy Nguyên

Quê hương của hát Đúm thuộc vào Tổng Phục ở Thủy Nguyên – Hải Phòng, tổng phục ở đây là chỉ các xã Phục Lễ, Phả Lễ.

Hát Đúm đã có từ rất xa xưa, cứ mồng 4 cho đến mồng 10 tết âm lịch hàng năm, lễ hội hát Đúm lại tưng bừng diễn ra. Ngoài hát Đúm, hội làng Tổng Phục còn có các cuộc thi: dệt cửi, đánh vật, thi đánh cờ, thi cỗ bánh….mọi hoạt động diễn ra đan xen liên tục trong những ngày hội vô cùng vui nhộn.

Khi xưa phụ nữ Việt Nam luôn phải vấn khăn mỏ quạ trên đầu, bởi vậy cứ bắt đầu khai hội hát Đúm các cô gái sẽ được mở chiếc khăn mỏ quạ ra. Các chàng trai cô gái thường tập trung ở đình Phục Lễ và hát Đúm tại đây.

Tuy nhiên, hát Đúm cũng có thể diễn ra ngoài đường hay ngoài cánh đồng. các chàng trai cô gái thanh lịch trong trang phục truyền thống áo the khăn xếp, họ gặp nhau, nắm tay nhau, trao nhau những lời ca tiếng hát say sưa. Những làn điệu dân ca, hát giao duyên đối đáp ví von đầy ngụ ý, thể hiện tình yêu đôi lứa.

Những bài hát Đúm vô cùng phong phú. Khi mới gặp mặt họ sẽ hát câu hát chào mừng, tiếp theo là những lời hát hỏi han, ví von, đố nhau, rồi hát họa, hát cưới, hát huê tình….cuối cùng là hát giã bạn, ra về.

Từ mồng 4 cho tới mồng 10 tháng giêng, hát Đúm cứ kéo dài từ sáng tới trưa, từ trưa tới tối, và từ ngày này sang ngày khác. Người ta hát Đúm giao lưu và còn mời nhau về nhà ăn cơm. Chính bởi vậy, nhờ lễ hội này mà nên duyên cho rất nhiều đôi trai gái. Tại các xã Phục Lễ, Phả Lễ mọi người, ai ai cũng thuộc một vài bài hát Đúm, dù trong bất kì hoàn cảnh nào cũng có thể đáp lại đối phương. Tuy vậy hát Đúm còn thể hiện sự thông minh tài tình trong ứng xử và đáp lời của đối phương.

Lời những câu hát Đúm thường là lời theo thể thơ lục bát, song thất lục bát. Các cặp trai gái hát Đúm còn thường trao nhau những kỉ vật thể hiện tấm lòng, và sự hứa hẹn đợi chờ. Một lễ hội đặc sắc, nơi mà người ta gửi gắm tình cảm qua lời ca câu hát ý nhị tinh tế.

Ảnh: Internet.

Đến hội pháo Vĩnh Bảo nhớ về tuổi thơ

Mùa thu se lạnh, dịu dàng gõ cửa là lúc hội pháo nô nức diễn ra tại các xã Tân Hưng, Tam Đa, Tân Liên – huyện Vĩnh Bảo.

Trò chơi dân gian – pháo đất, hẳn khi nhắc tới chúng ta, những ai là đứa trẻ được lớn lên từ các vùng quê lại nhớ tuổi thơ của mình đến nao lòng. Tuổi thơ, dùng nắm đất quê hương nặn thành pháo, đập cho nó nổ vang và những tiếng cười giòn tan như tiếng pháo.

Tại một đất nước điểm xuất phát là nông nghiệp như chúng ta, cuộc sống gắn liền với đất đai ruộng đồng, nên đất không chỉ là công việc mà còn là trò chơi trong lúc nông nhàn. Cũng bởi vì những làng quê nghèo, đâu có thứ đồ chơi hiện đại, những đứa trẻ hết thế hệ này tới thế hệ khác lớn lên vẫn dạy nhau trò chơi bình dị này.

Hội pháo Vĩnh bảo, theo cổ nhân kể lại, đã diễn ra từ thế kỉ thứ nhất Sau Công Nguyên. Ở đây pháo có 2 loại là pháo tung và pháo đập úp. Người ta lấy đất từ đáy sông, sau đó phơi cho se mặt, rồi tới hôm sau sẽ luyện đất, luyện cho đất thật dẻo, thật mềm và óng như kẹo mạch nha thì đạt độ để làm pháo.

Những người tham gia làm pháo sẽ được chia thành các đội dự thi, người ta gọi là cỗ pháo. Mỗi cỗ pháo được nhận từ 25-30 kg đất, sau đó dàn đất ra khuôn làm mép pháo, làm cánh pháo, làm bụng pháo. Tất cả phải rất khéo léo và kinh nghiệm, để pháo được nổ thật to và dền van

Trong cuộc thi có một vị là ông quản pháo, người có kinh nghiệm và uy tín làm pháo trong làng. Ông quản pháo sẽ thổi còi gõ trống giục các đội làm pháo nhanh tay và chấm điểm cho các màn đập pháo.

Đến với hội pháo là đến với hội vui, vui trong không khí làm pháo khẩn trương gấp rút, vui trong tiếng reo hò của người cổ vũ, vui trong màn đập pháo và những tiếng pháo giòn tan. Chỉ nhắc thôi đã muốn quay lại tuổi thơ, muốn trở về cùng lũ bạn thi nhau làm những chiếc pháo và thi thố xem pháo ai nổ to pháo ai không nổ.

Ảnh: Internet.

Lẩu cua đồng - đặc sản Hải Phong chiêu đãi khách sành ăn

Nhắc tới thành phố hoa phượng đỏ, người ta nhắc tới các điểm du lịch biển nổi tiếng như Đồ Sơn, Cát Bà…. Và khi nhắc tới ẩm thực Hải Phòng mọi người thường nghĩ tới, bánh mỳ cay, cháo cay, các món ốc…. Tuy nhiên những người sành ăn sẽ không thể bỏ qua món lẩu cua đồng đặc sản. Một vị đậm đà, cay cay trong món lẩu cua mà có lẽ là vị đặc trưng trong cách nêm nếm của người xứ cảng.

Không khó để tìm một quán lẩu cua tại bất kì thành phố nhộn nhịp sầm uất nào, ngay tại chính Hà Nội, món lẩu cua đồng cũng rất phổ biến. Tuy nhiên thưởng thức món lẩu cua đồng tại Hải Phòng luôn được thực khách đánh giá là đậm đà khó quên. Nước lẩu ngọt, nhiều sụn, nhiều gạch cua. Đặc biệt người Hải Phòng ăn gì cũng có vị cay, chính bởi vậy cua là một món có tính hàn, nhưng có vị cay nóng củ ớt sẽ chế ngự và không làm thực khách lạ miệng bị đau bụng. Người ta bảo thưởng thức lẩu cua Hải Phòng như ăn phải một thứ bùa, rồi đem lòng mê mệt cái hương vị đó.

Cũng như các món lẩu khác, ăn kèm với nó sẽ là các loại rau, rau đặc trưng để thưởng thức lẩu cua là mồng tơi, rau sống ăn kèm thường là cây chuối tươi thái mỏng, đã được ngâm muối để loại bỏ hết nhựa và vị chát.

Nếu như các món lẩu khác thực khách thường dùng kèm với bún và mỳ tôm, thì lẩu cua đồng lại dùng bánh đa đỏ. Loại bánh đa phải đặt mua từ Hưng Yên, Hải Dương các tỉnh chuyên làm bánh đa, các loại mỳ có tiếng ngon. Ngoài ra, nhúng lẩu cùng với lòng non cũng vô cùng ngon các bạn nhé. Một cốc trà đá uống cùng bữa lẩu sẽ vơi bớt vị cay và ngậy từ các thực phẩm giàu đạm, giúp bạn thưởng thức được món lẩu ngon hơn và nhiều hơn.

Trong những ngày se lạnh được tụ tập bạn bè ngồi xung quanh nồi lẩu cua đồng cả thật là tuyệt vời cả về hương vị lẫn không gian. Với rất nhiều những người con thành phố biển Hải Phòng quán lẩu tại Văn Cao như một điểm hẹn quê hương, điểm hẹn tình bạn và là điểm hẹn tìm về. Còn với những du khách thì đây xứng đáng là một điểm đến cho chuyến Du lịch Tết giá rẻ hoàn hảo.

Ảnh: Internet.

Không khí sôi nổi tại lễ hội đua thuyền rồng

Tại thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng, hàng năm vào dịp tháng 4 âm lịch, nhân dân lại náo nức tổ chức lễ hội đua thuyền. Đây là lễ hội truyền thống của nhân dân Cát Bà nhằm tưởng nhớ và suy tôn chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Thật đặc biệt, thông thường các lễ hội truyền thống diễn ra thường gắn liền với tín ngưỡng dân gian, gắn liền với các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Để cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, cuộc sống an lành no đủ, nhân dân sướng vui hạnh phúc. Còn lễ hội đua thuyền này lại là dịp những con người hào sảng của thành phố biển nhớ về bác Hồ vĩ đại cảu chúng ta.

Thuyền rồng, như chúng ta đã biết, đây là loại thuyền chuyên dụng dùng để chở nhà Vua khi đi biển, đi sông, được làm rất cầu kì và tỉ mỉ. Chiếc thuyền rồng có hình con thoi rộng 1,5m và chiều dài lên tới 11m, có sức chứa từ 22 đến 26 người, thuyền được sơn son thiếp vàng rất đẹp và bắt mắt.

Khác với các lễ hội đua thuyền tại các địa phương khác, Hải Phòng không đua thuyền trên sông mà đua trên biển. đường đua dài 1km, các thuyền sẽ chèo 3 đến 4 vòng, thuyên nào về trước sẽ giành chiến thắng.

Đua thuyền là môn thể thao đồng đội, thể hiện sự gắn kết giữa các thành viên. Người ta ví rằng, những vận động viên ngồi trên thuyền đua, khua mái chèo là những người đang có cùng nhịp đập của con tim, có cùng hơi thở trong từng cử động, phải đồng lòng đồng tâm đồng sức và tập trung cao độ để đưa con thuyền của mình giành chiến thắng. Xem cảnh đua thuyền, trong tâm trí mỗi người đều mong muốn cuộc đời mình có những người đồng đội, đồng lòng và hiểu ý nhau. Như vậy dù trong bất kì hoàn cảnh nào chúng ta cũng luôn là một tập thể vững mạnh, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.

Trên một không gian khoáng đạt rộng rãi du khách sẽ được chiêm ngưỡng thưởng thức những tay đua đều tăm tắp, nhịp nhàng, những màn rượt đuổi ngoại mục của các chiến thuyền. Đây là một lễ hội mà du khách không thể bỏ qua khi đến với Hải Phòng vào dịp tháng tư hàng năm.

Ảnh: Internet.

Lễ rước lợn ông Bồ - nghi lễ độc đáo của cư dân nông nghiệp

Các quốc gia nông nghiệp phương Đông sau dịp tết nguyên đán thường tổ chức các lễ hội đậm màu sắc tín ngưỡng dân gian. Du lich tet duong lich về với Hải Phòng vào những ngày đầu năm bạn sẽ được tham gia lễ hội rước lợn ông Bồ của huyện Kiến Thụy.

Nếu làng Kim Sơn của xã Tân Trào có lễ hội vật cầu vui nhộn, thì làng Kỳ Sơn của xã lại nổi tiếng với lễ hội rước lợn ông Bồ. Ông Bồ không phải là tên riêng danh từ riêng của một ai đó. Chữ Bồ sở dĩ được viết hoa là để tôn vinh và phân biệt lễ hội.

Người dân Kỳ Sơn từ xưa tới nay luôn nổi tiếng với việc nuôi lợn tốt. các dòng họ trong làng sẽ được chia thành các giáp, mỗi giáp sẽ cử chọn những gia đình riêng giao trách nhiệm nuôi con lợn tế cho giáp mình.

Chiều ngày mồng 9 tháng giêng hàng năm chủ lợn sẽ mở cửa chuồng cho giáp mình vào bắt lợn, sau đó mổ lợn và làm sạch, đồng thời tại buổi chiều mồng chín, các giáp cũng nô nức giã bánh dầy chuẩn bị làm đồ lễ cho ngày hôm sau.

Lợn cúng lễ, đem cân móc hàm từ lúc chưa mổ, hay còn gọi là lợn hơi, gia đình nào nuôi được lợn nặng nhất thì sau khi nghi lễ diễn ra sẽ được mang đầu lợn về nhà. Lợn mổ làm sạch nhưng không được làm chín sau đó bày lên kiệu để rước ra đình, lợn choãi 4 chân trong tư thế đứng, có trang trí sao cho ông lợn sinh động.

Mỗi giáp trong làng sẽ rước lợn và mâm bánh dày, những sản vật của nhà nông, trong chăn nuôi trồng trọt, mang ra đình tế lễ, nhằm mong muốn thần linh chứng giám, phù hộ cho nhân dân no đủ được mùa, cuộc sống thịnh vượng.

Dân làng Kỳ Sơn ai cũng phấn khởi nô nức mỗi dịp tết đến xuân về, đó là lúc lòng tin tín ngưỡng dân gian được thể hiện rõ hơn bao gừ hết, lễ hội là lúc dân làng họ mạc quần tụ, còn là dịp tăng cường gắn kết tình cảm cộng đồng. Tham dự lễ hội độc đáo này của người dân Hải Phòng sẽ là một dịp hay để du khách trong các Tour du lịch Tết có thể khám phá vẻ đẹp văn hóa và tìm hiểu về đời sống của nhân dân nơi đây.

Ảnh: Internet.

Monday, June 13, 2016

Bảo tàng Hải Phòng - điểm đến du khách không thể bỏ qua

Bảo tàng Hải Phòng, một công trình kiến trúc tiêu biểu của thành phố, tọa lạc tại trung tâm Hải Phòng số 65 đường Điện Biên Phủ, quận Hồng Bàng. Đây là địa điểm tham quan lý thú khi du khách đến với Hải Phòng.

Cùng với nhà hát lớn Hải Phòng, bảo tàng cũng được xây dựng cùng thời đó do người Pháp đảm nhiệm, mang đậm dấu ấn kiến trúc cổ của Pháp những năm cuối thế kỉ 20.

Từ ngoài vào, bảo tàng đã thu hút du khách với vẻ uy nghi tráng lệ vị trí tọa lạc đẹp. khám phá bảo tàng du khách sẽ được tìm hiểu tổng quan từ lịch sử, địa lí thiên nhiên, con người…của thành phố cảng hào hùng phóng khoáng. Hơn 3 vạn hiện vật của bảo tàng được trình bày theo các chủ đề:

  • Thiên nhiên tài nguyên

  • Hải Phòng từ thời tiền sử tới chiến thắng Bạch Đằng Ngô Quyền

  • Lịch sử thành phố từ thế kỉ X-XIV

  • Đô thị cảng biển (1874,1888,1930)

  • Phong trào yêu nước từ cuối thế kỉ 19 đên cách mạng tháng tám

  • Hải Phòng từ năm 1945-1975

  • Hải Phòng 1975 đến nay

  • Bản sắc văn hóa Hải Phòng

  • Hải Phòng trong lòng bạn bè năm châu
Được xây dựng từ năm 1919, nhưng đến năm 1959 bảo tàng mới chính thức đi vào hoạt động. Với cách bố trí trưng bày các hiện vật quý một cách khoa học, đến với bảo tàng du khách sẽ được thỏa sức khám phá một cách đầy đủ về Hải Phòng qua những năm tháng lịch sử.  hiểu về thành phố cảng nơi được ưu đãi về vị trí địa lý tài nguyên thiên nhiên, để dù trong giai đoạn nào cũng mạnh mẽ vươn mình phát triển. Nhưng đồng thời cũng là mảnh đất đầu sóng ngọn gió căng mình bảo vệ  từng tấc đất biên cương trong những thời kì lịch sử.

Đến khám phá bảo tàng Hải Phòng để bạn hiểu hơn về con người đất cảng, con người vùng biển, mạnh mẽ can trường, hào sảng và phóng khoáng. Cũng là dịp để chúng ta hiểu hơn về nếp sống, những đặc trưng trong đời sống sinh hoạt của người miền biển. Hãy đến với Tour du lịch Tết 2017 và khám phá Hải Phòng thông qua bảo tàng thành phố Hải Phòng các bạn nhé!

Ảnh: Internet

Hào khí oai hùng lễ hội núi Voi

Hàng năm cứ sau dịp tết nguyên đán, nhân dân An Lão – Hải Phòng lại nô nức chuẩn bị và tham gia lễ hội núi Voi. Đây là dịp để tưởng nhớ công ơn của các bậc tiền nhân có công bảo vệ đất nước.

Tới Hải Phòng nhắc tới núi Voi hẳn ai cũng biết, đây là một quần thể di tích lịch sử và thắng cảnh đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia từ khá sớm. Núi Voi, núi có hình của một chú Voi đang nằm, năm 1930 đã được các nhà khảo cổ Pháp công nhận đây là địa bàn khảo cổ quy mô lớn của vùng Đông Bắc. Đã phát hiện ra di tích của người tiền sử và sơ sử sinh sống ở đây vào khoảng thời kì kim khí.

Cũng chính tại núi Voi này nữ tướng Lê Chân đã dựng cờ chiêu mộ quân sĩ gia nhập quân khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Còn trong suốt những ngày tháng đánh Mỹ, đánh Pháp, núi Voi là nơi chứng kiến những cô gái dân quân “treo mình” bên vách đá bắn rơi máy bay địch.

Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của thời gian, các di tích ở quần thể núi Voi có lúc bị phá hủy hoang tàn, nhưng cũng đã được xây dựng trùng tu lại khang trang. Lễ hội núi Voi cũng có lúc bị quên đi, nhưng ngày nay người dân An Lão luôn coi trọng và tổ chức lễ hội đều đặn để tưởng nhớ công ơn của tiền nhân.

Hàng năm lễ hội được tổ chức vào các ngày 15,16,17 tháng giêng. Lễ hội luôn được khai mạc bằng nghi thức tế lễ trang nghiêm, tại đền thờ bà Lê Chân. Ngoài ra, các hoạt động vui hội cũng diễn ra vô cùng sôi nổi. đặc trưng của các trò chơi trong lễ hội núi Voi thường rất hào hùng như: đua thuyền, đấu vật, múa lân… một không gian văn hóa dân gian đầy sống động. Tại lễ hội du khách thập phương xa gần còn có dịp thưởng thức các món ăn truyền thống của người dân địa phương, mang đậm hương vị và bản sắc quê hương như: khoai Tiên Hội, chè Chi Lai…

Núi Voi được thiên nhiên ban tặng vị trí hài hòa phong thủy, non nước hữu tình. Đồng thời với những hoạt động văn hóa lễ hội truyền thống càng làm tăng thêm giá trị văn hóa lịch sử cho quần thể di tích và lễ hội tại đây. Hàng năm thu hút rất nhiều Tour đi chơi Tết đến đây tham quan.

Ảnh: Internet

Đến Hải Phòng, ghé thăm quần thể di tích núi Voi

Núi Voi, hay người dân địa phương còn gọi là núi ông Voi là một quần thể núi đất núi đã xen kẽ nhau.  Thắng cảnh núi Voi thuộc vào địa phận của các xã An Thắng, Trường Thành và An Tiến của huyện An Lão thành phố Hải Phòng.

Núi Voi nằm cách trung tâm thành phố Hải Phòng 20km, sở dĩ nó có tên gọi như vậy là do núi có hình dáng của một chú voi trong tư thế đang nằm. Quần thể khu di tích này được xếp hạng di tích lịch sử và thắng cảnh cấp quốc gia từ khá sớm (từ những năm 1962). Núi Voi còn là địa điểm khảo cổ học quy mô tương đối lớn, các nhà khảo cổ học người Pháp năm 1930 đã khẳng định đây là một di tích khảo cổ. Núi Voi từ xa xưa đã là cái nôi của người tiền sử và sơ sử cách ngày nay khoảng gần 3000 năm. Đây là giai đọan phát triển của 2 nền văn hóa Đông Sơn và văn hóa Hạ Long.

Quần thể di tích núi Voi có nhiều hang động rất đẹp: hang cá Chép, hang Chiêng, hang Họng Voi, hang Bể….đặc biệt ở phía Nam của núi có động Nam Tào phía bắc có động Bắc Đẩu. Trên đỉnh của núi voi có một khoảng đất trống ở thế bằng phẳng có tên gọi là “Bàn cờ cõi tiên”.

Núi Voi có địa thế sơn thủy hữu tình, hai bên núi được bao bọc bởi 2 con sông uốn lượn lững lờ chảy qua đó là sông Đa Độ và sông Lạch Tray. Tại đây hàng năm có lễ hội truyền thống núi Voi vào các ngày 15, 16, 17 tháng giêng đây là dịp người dân tưởng nhớ, tôn vinh các anh hùng dân tộc. Nếu có dịp, bạn hãy đến với Hải Phòng đến với An Lão vào dịp lễ hội đầu năm để hòa cùng không khí mùa xuân trẩy hội tưng bừng của người dân địa phương nhé.

Tại quần thể di tích núi Voi có các công trình kiến trúc nổi tiếng như: chùa Long Hoa được xây dựng từ thế kỉ 11 dưới thời nhà Lý. Đình Chi Lai, công trình kiến trúc hoàn toàn bằng gỗ, rất cổ từ xa xưa mà hiện nay vẫn chưa rõ năm khởi dựng đình. Đình Cao Sơn Đại Vương, chùa Chi Lai.

Núi Voi là nơi hội tụ hồn thiêng sông núi, là chứng nhân là dấu tích lịch sử oai hùng. Đây là điểm thăm quan di tích hấp dẫn khi khách du lịch đến với Hải Phòng.

Ảnh: Internet

Những điều chưa biết ở hội Minh Thề

Lễ hội Minh Thề tại thôn Hòa Liễu, xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy, được diễn ra vào các ngày 14, 15, 16 tháng giêng hàng năm.

Tương truyền kể lại về nguồn gốc lễ hội, là do hoàng hậu Vũ Thị Ngọc Toản, vợ vua Mạc Đăng Dung khi xưa đã quyên góp tiền của cùng vận động chư hầu quan lại và nhân dân trùng tu và mở rộng chùa Hòa Liễu trên cơ sở ngôi chùa đã được xây dựng vào thế kỉ thứ 13 và mang tên là Thiên Phúc Tự.

Dưới dự vận động của Hoàng hậu Vũ Thị Ngọc Toản, tổng số ruộng đất mà nhân dân quyên góp và góp tiền mua lên tới 47 mẫu 5 sào. Người ta gọi số ruộng đất này là thánh điền. Một phần ruộng đất dành để nhà chùa canh tác, một phần khác dành cho các hoạt động nghi lễ của nhà chùa, và một phần còn lại cho nhân dân cấy cày để lập lên những nguồn quỹ làm từ thiện cứu giúp người đói khổ cơ nhỡ.

Chính Hoàng hậu Vũ Thị Ngọc Toản đã cùng nhân dân địa phương lập ra Hịch văn hội Minh thề, với quy định lấy chí công làm trọng, người dân không phân biệt giàu nghèo, đẳng cấp xã hội. Kẻ sĩ thì giữ khí phách không xâm phạm của công. Từ đó tới nay lễ hội Minh thề được nhân dân làng Hoa Liễu gìn giữ kế tục.

Tại lễ hội các nghi lễ được cử hành trang trọng, thiêng liêng và đầy màu sắc tâm linh. Đầu tiên, một vị cao niên làm chủ lễ sẽ đọc toàn văn lịch sử và công lao của thánh vương. Tiếp tới là nghi lễ dâng hương, dâng rượu, dâng nước trong không khí nhạc lễ trang trọng. Xong các nghi thức trên, mọi người tập trung tại sân chùa, chủ tế sẽ thực hiện nghi thức chỉ trời vạch đất theo mô phỏng của Kinh dịch, rồi vẽ lên một vòng tròn ở giữa sân để làm đài thề.

Sẽ có 3 người đại diện cho ba tầng lớp: chức dịch, hội tư văn và bô lão trong làng sẽ cùng bước lên đài thề và tuyên thề trước trời đất và vận dân. Tiếp nữa là nghi thức cắt tiết gà uống máu ăn thề. Máu gà trống cắt vào bát rượu và mọi người cùng truyền tay nhau uống, thể hiện một lòng trung thống nhất, một ý nguyện không phá vỡ lời thề.

Lễ hội Minh thề không chỉ là dịp nhớ tới công ơn người xưa, đây còn là dịp dân làng đoàn tụ, bồi dưỡng thêm tính cố kết cộng đồng.

Ảnh: Internet

Chùa Cao Linh trăm năm cổ kính, linh thiêng

Tọa lạc tại xã Bắc Sơn, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng chùa Cao Linh đã có lịch sử hơn 300 năm. Vị trí ngôi chùa là ở cửa ngõ phía Tây của thành phố Hải Phòng, đây là một khoảng đất cao ráo rộng rãi, tổng diện tích của chùa Cao Linh khoảng 49.000 m2.

Tương truyền kể lại, chùa Cao Linh được dòng họ Lê Văn tại làng Hà Liên dựng xây, tuy nhiên ngày nay người ta không còn rõ chính xác năm xây chùa, lý do để hậu nhận ngày nay ước chừng được năm dựng chùa là do bia đá trong chùa còn ghi rằng thời kì trùng tu chùa là thời hậu Lê

Vị trí ngôi chùa một mặt nhìn ra quốc lộ Quảng Ninh – Hải Phòng – Thái Bình – Nam Định – Ninh Bình. Một mặt là tuyến quốc lộ 5, nối Hải Dương – Hải Phòng – Hà Nội.

Thời kì đầu dựng chùa, ngôi chùa vẫn còn đơn sơ, gồm 3 gian tiền đường, hai gian hậu cung, năm gian nhà tổ và vài gian nhà bếp giản dị.

Trong những năm kháng chiến chống Pháp, chùa là nơi nuôi dưỡng che chở cán bộ Việt Minh, cất giữ cung cấp lương thực phục vụ kháng chiến. vào năm 1947 chùa Cao Linh bị giặc Pháp đốt phá mất khá nhiều, nhằm tiêu diệt căn cứ trú ngụ cũng như cất trữ lương thực của Việt Minh.

Trải qua những thăng trầm lịch sử, cùng chung vai với những ngày đạn bom khói lửa rồi sau đó là những năm tháng kinh tế đất nước khó khăn. Chùa Cao Linh đã bị xuống cấp nhiều. Cho tới năm 2001, trong sự chung sức của giáo hội phật giáo Việt Nam, các tăng ni phật tử cùng chính quyền địa phương, ngôi chùa đã được trùng tu tôn tạo.

Chùa Cao Linh ngày nay được coi như trung tâm tín ngưỡng Phật giáo của nhân dân địa phương và các phật tử gần xa. Ngày nay, khi phật tử và du khách có dịp tới thăm chùa sẽ rất ngạc nhiên bởi sự nguy nga tráng lệ của chùa Cao Linh. Đây là bề dày công sức xây đắp tạo dựng của các hội các ngành các tăng ni phật tử xa gần và các vị trụ trì đầy tâm sức. nếu có một dịp bạn hãy tới đây bái Phật, và và vãn cảnh chùa để tìm lại sự thư thái trong tâm.

Ảnh: Intenet

Trải nghiệm du lịch hòn Dấu

Đảo Hòn Dấu là địa điểm du lịch nổi tiếng khi nhắc tới Hải Phòng. Đến đây bạn sẽ được trải nghiệm nhịp sống tĩnh lặng hoang sơ gần gũi và cảm thiên nhiên một cách chân thực nhất.

Đảo Hòn Dấu là địa điểm du lịch nổi tiếng khi nhắc tới Hải Phòng. Đến đây bạn sẽ được trải nghiệm nhịp sống tĩnh lặng hoang sơ gần gũi và cảm thiên nhiên một cách chân thực nhất. xung quanh hòn Dấu là bãi đá ôm bờ, quanh năm sóng vỗ rì rào đã làm cho đá mòn đi tạo thành những hình thù kì bí. Như những kiệt tác được thiên nhiên gọt đẽo

Hòn Dấu, trên rừng dưới biển, tiếng xào xạc của lá, tiếng rì rào của biển, sự thơ mộng tĩnh lặng trong hơi thở của biển tới nao lòng. Những cây cối đan xen chằng chịt như bạn được lạc vào một khu rừng huyền bí diệu kì, mà sống động khó tả tới nhường nào.

Theo lời kể của nhân dân bản địa, trên hòn Dấu xinh đẹp này, người ta kiêng kị việc ngắt lá bẻ cành, nó như một niềm tin về sự linh thiêng mong muốn mang tới những nhiều tốt đẹp. Chính vì vậy, cây cối ở đây chỉ được trồng thêm và lớn lao hơn từng ngày mà không hề bị xâm hại, cây cũng không phụ lòng người đứng nơi đầu sóng ngọn gió vươn mình chở che bảo vệ hòn Dấu.

Men theo con đường nhỏ khoảng 600 m là du khách đã tới được ngọn hải đăng của hòn Dấu. Hải đăng – biểu tượng của biển, ngày đêm ngóng ra biển làm phương hướng cho người con của biển thân yêu. Từ năm 1892 đến năm 1896 người Pháp đã xây dựng và hoàn thành đèn biển Hòn Dấu. Đến tháng 6 năm 1898 ngòn đèn chính thức thắp sáng và hoạt động và được thông báo hàng hải.

Hòn Dấu vô cùng xinh đẹp, cảm giác lang thang trên những con đường nhỏ, lạc vào trong rừng, hay ngồi miên man ngắm biển ở đây thật nhẹ lòng và thư thái. Nếu có dịp du khách hãy một lần ghé qua, trải nghiệm và cảm nhận nhịp sống tuyệt vời và thiên nhiên xinh đẹp ở đây nhé.

Ảnh: Internet

Sự độc đáo của lễ hội Từ Lương Xâm

Cứ vào các ngày 14, 15, 16 tháng giêng hàng năm tại phường Nam Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng, người dân lại nô nức tham gia lễ hội Từ Lương Xâm. Một dịp lễ ôn lại truyền thống hào hùng một thời của cha ông và cũng là lúc để tưởng nhớ tới công ơn tiền nhân, gìn giữ bảo vệ tổ quốc.

“Mênh mông một dải Bạch Đằng

Nghìn thu soi rạng giống dòng non sông”

Đây là những vần thơ mà khi sinh thời chủ tịch Hồ Chí minh đã dành để ca ngợi dòng sông hào hùng lịch sử Bạch Đằng.

Tại Bạch Đằng giang vua Ngô Quyền đã làm nên chiến thắng lịch sử rạng rỡ non sông, lưu danh sử sách muôn đời. tại Hải Phòng ngày nay có nhiều di tích, đền chùa thờ tưởng nhớ vua Ngô Quyền, trong đó có Từ Lương Xâm

Cứ vào các ngày 14, 15, 16 tháng giêng hàng năm tại phường Nam Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng, người dân lại nô nức tham gia lễ hội Từ Lương Xâm. Một dịp lễ ôn lại truyền thống hào hùng một thời của cha ông và cũng là lúc để tưởng nhớ tới công ơn tiền nhân, gìn giữ bảo vệ tổ quốc.


Xưa kia, khi tiến hành nghi thức tế lễ tại lễ hội Từ Lương Xâm thường do 3 cấp tiến hành cúng tế: cấp nhà nước, cấp tổng và dân làng địa phương.

Nghi thức hành lễ tại lễ hội vô cùng hoành tráng và trang trọng. Đó là sự tham gia rước kiệu của hàng chục làng xã. Người ta còn chấm và trao giải cho các đoàn kiệu đẹp, có nghi thức hành lễ chuẩn mà thu hút…

Đi từ xa đã thấy tượng đài đức vua Ngô Quyền uy nghi sừng sững trong không gian lễ hội. Người đang như từ trên cao nhìn bao quát không gian lễ hội, nhìn cảnh nhân dân ngàn đời sau ấm no hạnh phúc, nô nức trẩy hội tưởng nhớ tiền nhân.

Từ Lương Xâm là một di tích lịch sử văn hóa, có địa thế đẹp, không gian rộng thoáng, khi xưa vua Ngô Quyền chọn đây là nơi hội quân, huấn luyện binh sĩ. Ngày nay những hàng cây cổ thụ thẳng tắp soi bóng mát cho di tích. Cổng tam quan thứ nhất vào đền có lối đi thênh thang. Trong khu di tích còn có giếng đào hay còn gọi là giếng mắt Rồng.

Tới tham dự lễ hội Từ Lương Xâm du khách còn có dịp tham quan chiêm ngưỡng kiến trúc của ngôi đền truyền thống, tham gia các hoạt động trò chơi dân gian vui nhộn và đồng thời là dịp ôn lại lịch sử hào hùng dân tộc.

Ảnh: Internet

Vui nhộn lễ hội vật cầu Kim Sơn

Kim Sơn – Kiến Thụy – Hải Phòng là một vùng đất đẹp về vị trí địa lý và cả phong thủy, nơi có cả núi, cả đồi, cả sông cả cửa biển. Kim Sơn còn nổi tiếng với lễ hội vật cầu vào tháng giêng hàng năm.

Tại Kim Sơn có 24 dòng họ và cứ 8 dòng họ được chia làm 1 giáp (giáp Đượng, giáp Nam, giáp Bắc). Mỗi giáp phải chọn ra được 6 người, trong đó có 5 người tham gia vật cầu và 1 người cầm cờ chỉ huy. Đô vật là những nam thanh niên trai tráng, khỏe mạnh chưa vợ. Cứ chiều mồng 5 tết dân làng thực hiện nghi thức tế Thành Hoàng làng và tế quả cầu. Vào chính giờ Thìn dân làng rước kiệu ra đình làm các nghi thức và rước quả cầu từ đình ra sân thi đấu.

Quả cầu ở đây được làm bằng củ của một cây chuối hột lâu năm cao lớn. Cây chuối này do cụ trưởng làng đi tìm và đào về, sau đó được gọt nhẵn rồi bọc giấy hồng có hình 4 con vật linh thiêng: long, ly, quy, phượng.

Sân cầu đào một lỗ giữa sân xung quanh sân có 3 cái lỗ khác (mỗi lỗ của một giáp), nhỏ hơn lỗ chính giữa sân (lỗ cái). Quả cầu đặt trong lỗ cái, sau hiệu lệnh, cuộc vật cầu bắt đầu diễn ra. Nam thanh niên nhảy xuống lỗ cầu để tung quả cầu lên, và các đô vật còn lại cùng nhau tranh giành quả cầu, thật khó, vì quả cầu nhẵn bóng trơn. Ai cũng cố gắng giành cho được quả cầu về đội mình, trong tiếng reo hò của những người cổ vũ.

Cuộc vật cầu chỉ có 3 hiệp, mỗi hiệp chỉ kéo dài 3 phút, 3 giáp trong làng, trong khoảng thời gian đó, giáp nào đưa được cầu về lỗ của mình nhiều nhất thì sẽ giành phần thắng. Cuộc vật cầu kết thúc, quả cầu sẽ được ném xuống hồ bán nguyệt trước cửa đình làng, và thế là người dự hội thi nhau xuống vớt và tranh giành quả cầu, mong lấy được một miếng của quả cầu làm từ củ chuối này. Họ sẽ ăn để lấy phước, vì tin rằng thành hoàng làng phù hộ.

Quả là một lễ hội độc đáo và vui nhộn, nếu có dịp được trải nghiệm, chắc hẳn du khách sẽ không bao giờ quên được không khí và tinh thần của lễ hội vật cầu Kim Sơn.

Ảnh: Internet

Saturday, June 11, 2016

Bạch Đằng dòng sông oai hùng lịch sử

Sông Bạch Đằng, trong sử sách xưa còn gọi là sông Vân Cừ. Đây là dòng sông oai hùng lịch sử, cùng dân tộc Việt Nam trải qua những năm tháng đánh đuổi giặc ngoại xâm bảo vệ bờ cõi biên cương.

Sông Bạch Đằng (Bạch Đằng Giang), tên chữ Nôm của dòng sông là sông Rừng, hiệu là sông Vân Cừ. Chính bởi vậy trong sử sách xưa vẫn hay ghi chép là sông Vân Cừ. Tổng chiều dài của sông Bạch Đằng là 32 km, chảy qua 2 huyện Quảng Yên (Quảng Ninh) và Thủy Nguyên (Hải Phòng). Sông nằm trong hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, với điểm bắt nguồn là từ Phà Rừng Hải Phòng và cuối cùng đổ ra cửa biển Nam Triệu.

Nhắc tới sông Bạch Đằng, là nhắc tới con sông lịch sử gắn liền với 3 thời kì đánh giặc phương bắc của người Việt, địa điểm thu hút khách du lịch.

  • Trận thủy chiến thứ nhất vào năm 938 khi Ngô Quyền đánh quân xâm lược nhà Nam Hán.

  • Trận thủy chiến thứ hai vào năm 981 do Hoàng Đế Lê Đại Hành chỉ huy quân đội dẹp quân xâm lược nhà Tống.

  • Trận thủy chiến thứ ba vào năm 1288 Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã giành đại thắng vang dội khi dẹp tan quân Nguyên Mông xâm lược.
Sông Bạch Đằng được coi là khúc cổ họng với quân xâm lược phương Bắc khi kéo quân xuống chiếm đất Việt. Nhắc tới sông Bạch Đằng phải nhắc tới những bãi cọc được cắm trên sông, đây là những sáng kiến trận địa chống giặc trên sông của tiền nhân.

Không biết chính xác rằng khi xưa các vị tướng tài ba đã cắm bao nhiêu bãi cọc trên sông. Ngày nay, các nhà khoa học mới phát hiện ra hai bãi cọc.

  • Năm 1953, khi nhân dân đào đất đắp đê đã phát hiện bãi cọc đầu tiên khu vực giáp đê sông Chanh thuộc Yên Giang – Quảng Yên – Quảng Ninh.

  • Bãi cọc thứ 2 được phát hiện năm 2005, ở cánh đồng Vạn Muối – Nam Hòa – Quảng Yên – Quảng Ninh.
Những thế trận sáng tạo, thể hiện sự tài tình trong đánh phá giặc của người xưa, đến ngày nay vẫn còn giá trị. Bạn hãy một lần đến Bạch Đằng giang, đứng bên bờ sông chạm vào dòng nước, như chạm vào hồn lịch sử dân tộc hàng năm có lẻ đã qua. Để cảm nhận sự oai hùng của lịch sử dân tộc và thấy thiêng liêng hơn với từng tấc đất biên cương.

Ảnh: Internet

Bánh giò Hải Phòng thơm ngon đúng điệu

Bánh giò, một thức quà vặt quen thuộc với chúng ta. Bánh có mặt tại nhiều hàng quán, rất dễ dàng để mua được món bánh giò trên đường phố bạn ngang qua. Bạn đã từng thưởng thức bánh giò khi tới Hải Phòng chưa. Đây là một món bánh ăn vặt rất phổ biến cho khách du lịch ở thành phố Hoa Phượng đỏ.

Nếu ai đã từng rong ruổi trên chuyến tàu Hà Nội - Hải Phòng để về với thành phố cảng hẳn sẽ biết món bánh ăn vặt rất ngon và nổi tiếng được phục vụ trên chuyến tàu chính là bánh giò. Ngày nào cũng vậy, tàu lên Hà Nội, tàu xuống Hải Phòng có ba bốn chuyến, mỗi hành trình thường kéo dài 3 tiếng. Các chị phục vụ trên tàu mua bánh giò từ Hải Phòng và mang bán cho hành khách trên tàu. Món bánh giò ăn nóng rất ngon, những cư dân Hải Phòng di chuyển trên chuyến tàu thường thưởng thức nó như món quà vặt cho đỡ đói.

Làm món bánh giò từ những nguyên liệu hết sức đơn giản dễ kiếm tìm. Bột tẻ, bột năng và bột ngô tất cả đem ngâm chung với nước hầm xương từ 1-2 tiếng, bạn nhớ khuấy đều bột và nêm nếm chút gia vị cho vừa ăn nhé. Trong khoảng thời gian chờ bột, chúng ta sẽ đi chuẩn bị lá gói và nhân bánh. Lá dùng để gói bánh giò là lá chuối, hãy rửa sạch lá và nhúng qua nước sôi cho lá chuối mềm và dễ gói nhé.

Nhân bánh gồm có thịt lợn, mộc nhĩ, hành khô, tất cả thái nhỏ đem xào chín, có nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Bột bánh sau khoảng thời gian ngâm, bạn hãy đem lên bếp đun nhỏ lửa vừa đun vừa quấy đều tay nhé, để cho bột tan đều và chín tới khi thấy màu trắng trong và hơi sền sệt là được.

Lá chuối gấp như hình chiếc phễu, và bắt đầu cho bột bánh rồi đến nhân, rồi lại phủ một lượt bột bánh cho kín nhân. Bạn hãy khéo léo gói lại và đem hấp bánh trong khoảng 40 phút là bánh chín.

Bánh giò ngon hơn khi ăn nóng, bóc chiếc bánh giò ra cô bán hàng sẽ đặt thêm một miếng giò để ăn kèm. Món bánh béo ngậy thơm ngon, nó có thể là bữa sáng, bữa phụ hay quà vặt phổ biến tại hải phòng.

Ảnh: Internet

Đặc sản bún cá trứ danh của người Hải Phòng

Nhắc tới bún, người ta nhớ ngay tới Hà Nội, thủ đô nổi tiếng với các món bún đa dạng và ngon nức tiếng gần xa. Tuy nhiên, mỗi vùng miền, mỗi địa phương sẽ có những món bún với vị đặc trưng riêng, nếu nhắc tới bún bò, người ta sẽ nghĩ ngay tới Huế, bún chả sẽ nghĩ tới Hà Nội, và bún cá thì phải là Hải Phòng.

Bún cá Hải Phòng, hương vị miền biển ngon đượm vị khó quên. Làm bún cá nguyên liệu được chọn cầu kì cẩn thận, cả các đồng lẫn cá biển, các loại rau và nước dùng từ xương heo.

Đầu tiên, người ta sẽ chế biến nước dùng. Cá thu được lọc bỏ riêng hai phần thịt và xương, phần xương hầm kĩ cùng với xương heo làm nước dùng.

Phần thịt các thu giã nhỏ sau trộn với lá thì là và nặn thành chả cả rồi đem rán vàng ươm bạn nhé. Cá đồng thì đơn giản hơn, sẽ lọc lấy thịt cá, thái miếng vừa ăn, nêm nếm gia vị và chiên chín là thành chả cá.

Cây dọc mùng, tước bỏ vỏ thái vát mỏng ngâm qua nước muối loãng rồi rửa sạch.

Tiếp theo là chuẩn bị rau sống ăn kèm, bạn có thể ăn với nhiều loại rau sống khác nhau. Tuy nhiên bắt buộc phải có một loại đó là hoa chuối thái mỏng, đây đúng là rau ăn chuẩn vị nhất với bún cá.

Khi vào quán, bạn gọi một bán bún cá, lúc đó cô chủ quán mới bắt đầu chần bún, đổ vào bát, cho chả cá và dọc mùng, sau đó chan nước dùng nóng hổi. Đặc biệt trong những ngày lạnh, thưởng thức một bát bún cá Hải Phòng bạn sẽ thấy ấm lòng vô cùng. Bát bún cá nóng bốc hơi nghi ngút, muốn ăn ngay mà lại muốn thưởng thức mùi hương trước đã.

Có nhiều món ăn nổi tiếng khi đến với Hải Phòng như: bánh mỳ cay, các món ốc,…. tuy nhiên bạn cũng hãy nhớ thưởng thức bún cá Hải Phòng nhé, đảm bảo ngon đúng điệu đó. Thưởng thức xong hương vị thơm ngon không chỉ đọng lại trên môi và lưu mãi trong lòng thực khách. Để rồi mỗi lần vô thức đọc đâu đó dòng chữ bún cá bạn lại bất giác bang quơ nghĩ tới bún cá đã từng thưởng thức tại Hải Phòng.

Ảnh: Internet

Thursday, June 9, 2016

Hấp dẫn món bánh bèo Hải Phòng

Đến với Hải Phòng du khách hãy nhớ thưởng thức các món ăn vặt nổi tiếng nơi đây như: các món ốc, bánh mỳ cay….và có một món rất nổi tiếng đó là bánh bèo Hải Phòng.

Bạn đã từng tới thăm thành phố Hải Phòng vào mùa đỏ một trời hoa phượng chưa? Hãy một lần đến với mảnh đất này để cảm nhận mọi phong vị từ thiên nhiên văn hóa con người cho đến nhịp điệu sống của thành phố bạn nhé. Và đã đến với Hải Phòng du khách hãy nhớ thưởng thức các món ăn vặt nổi tiếng nơi đây như: các món ốc, bánh mỳ cay….và có một món rất nổi tiếng đó là bánh bèo Hải Phòng.

Các bạn có thể từng thưởng thức bánh bèo ở Huế, Đà Nẵng, Hội An… hay các tỉnh miền Tây, miền Trung khác. Tuy nhiên tới Hải Phòng Thưởng thức bánh bèo sẽ cho bạn một hương vị riêng, cảm nhận riêng.

Đây là món ăn vặt đường phố ngày càng trở lên thân thuộc với mọi người, nó có thể là bữa sáng ấm bụng, hay cũng có thể là bữa phụ ngon thơm. Thoạt nhìn bạn sẽ thấy món bánh bèo gần giống với bánh giò của Hà Nội. Khi thưởng thức bạn mới cảm nhận thấy sự khác biệt. bột bánh bùi và chắc hơn, không bị nhão như bột bánh giò, còn nhân bánh thì đậm đà và đượm vị hơn.

Làm bánh bèo không hề khó, những mỗi cô bán hàng lại có cách nêm nếm gia vị khác nhau, bởi vậy nó mới tạo ra bí quyết riêng thu hút khách hàng của mỗi quán bánh.

Bột làm bánh bèo là bột nếp, được xay nhuyễn dưới dạng bột nước, nhân bánh gồm có hành, mộc nhĩ, thịt lợn, tất cả nguyên liệu làm nhân bánh sẽ được thái nhỏ và đem xào chín. Công đoạn tiếp theo, chúng ta đổ bột bánh vào các khuôn, thường là khuôn được gấp từ lá chuối, sau đó sẽ cho nhân bánh vào theo và mang bánh đi hấp chín. Có thể ngày nay, mọi người dùng các loại khuôn khác nhau để hấp bánh bèo, nhưng gấp khuôn bằng lá chuối sẽ có một vị rất đặc trưng hòa quyện cùng với vị bánh, làm cho món ăn thêm phần hấp dẫn

Bạn có biết tại sao lại có tên là bánh bèo không? Người Hải phòng kể rằng, các cụ đặt tên như vậy là do sau khi đổ bột vào khuôn, thì mới tiếp tục cho nhân bánh lên trên, nhân bánh nổi tựa như bèo, vì vậy gọi là bánh bèo. Cái tên đời thường và dung dị, như chính món bánh phù hợp với mọi người.

Bánh bèo được thưởng thức cùng với chút nước chấm chua cay, tạo nên một món bánh dễ ăn nhưng lại khó quên trong lòng thực khách. Có cơ hội ghé thăm thành phố cảng, du khách đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức đặc sản bánh bèo này nhé!

Ảnh: Internet

Thưởng thức đại tiệc ốc tại thành phố hoa phượng đỏ

Hải Phòng là thành phố chủ nhà của hàng chục, hàng trăm loại ốc khác nhau và cũng tương ứng với đó là bấy nhiêu món ngon hết sảy. Ghé qua thành phố cảng, du khách không thể bỏ lỡ "đại tiệc" ốc hoành tráng nơi đây.

Cách Hà Nội không xa, chỉ khoảng 2 tiếng di chuyển bằng tàu lửa hoặc xe khách là bạn đã về với thành phố biển Hải Phòng. Thậm chí bạn có thể tự di chuyển bằng xe máy từ Hà Nội về Hải Phòng. Thành phố tấp nập là thương cảng buôn bán nhộn nhịp từ lâu, là thành phố oai hùng lịch sử của nữ tướng Lê Chân. Nơi đây có thật nhiều điều để du khách khám phá, từ thiên nhiên xinh đẹp cho tới lịch sử oai hùng và cả ẩm thực hấp dẫn. Một trong trong những món ăn vặt, món nhậu có tiếng tại Hải Phòng phải kể tới các món ốc, với mọi cách thức chế biến đa dạng.

Đầu tiên phải nhắc tới món ốc cay Hải Phòng, một hương vị tuyệt vời. Làm món ốc cay này, thứ ốc được ưa chuộng đó là ốc mít, ốc hương hay ốc đá. Để xào món ốc cay sẽ gồm có các nguyên liệu: dầu ăn, sả, ớt tươi, một chút đường, một chút tương ớt, một chút dừa nạo. Tất cả sẽ được xào trên chảo nóng trong thời gian không quá lâu. Nước xào ốc sẽ được chắt lại làm nước chấm.

Hay đơn giản như là món ốc luộc cũng đã đủ tinh tế và giữ lại vẹn nguyên hương vị của thịt ốc. Muốn ốc luộc ngon khi luộc ốc người đầu bếp sẽ cho vào nồi một vài củ sả và vài chiếc lá bưởi tươi cùng một chút muối tinh. Nồi ốc chín bốc hơi thơm lừng, đặc biệt trong những ngày se lạnh, khi đi qua những quán ốc luộc nóng bạn sẽ không thể bỏ qua

Các món ốc sẽ ngon hơn khi thực khách ăn kèm với một số loại củ quả như: quả sung muối chua ngọt, xoài chua dầm, dưa chuột tươi và có thể ăn kèm với một số loại lá thơm.

Để món ốc tròn vị, sẽ không thể thiếu nước chấm. Đặc trưng trong nước chấm ốc được người Hải Phòng pha chế luôn có vị cay nồng, ngọt và một chút chua. Mắn để pha nước chấm phải là mắm loại một, như vậy mới đượm vị và hấp dẫn.

Tới Hải Phòng, cùng bạn bè ngồi nhâm nhi món ốc bên một quán bình dân bờ biển. Một hương vị ngon tuyệt vời từ ốc, từ không khí mát lành và hơi muối mặn mòi của biển sẽ làm bạn nhớ mãi trong lòng.

Ảnh: Internet

Nhớ hương vị cháo sườn cay Hải Phòng

Nhắc tới cháo cay là nhớ ngay tới Hải Phòng, ai đã từng thưởng thức cháo cay Hải Phòng hẳn sẽ không bao giờ quên. 

Để thưởng thức cháo cay, bạn hãy đến con phố Đinh Tiên Hoàng, ở đây tập trung nhiều quán cháo cay ngon có tiếng của thành phố cảng

Từ những nguyên liệu rất thông thường, người Hải Phòng đã nấu thành một món cháo quyện vị, hấp dẫn ngon tuyệt vời. Gạo đem nấu cháo phải được xay trước thành bột chứ không để nguyên hạt như cháo bình thường. Để cháo ngon phải dùng nước hầm xương ống ninh kĩ. Cháo cay Hải Phòng, có thể là cháo sườn cay, cháo trai cay, cháo lươn cay. Muốn dùng loại nào thì bạn hãy gọi cô chủ quán mang cho nhé. Dù là sườn lợn, con trai hay con lươn, thì tất cả đều được xào chín với các hương vị vừa ăn. Thêm vào bát cháo cay nóng thứ không thể thiếu là bánh dầu chéo quẩy, chà bông, bột ớt (có thể ăn cùng cả các lát ớt tươi), hạt tiêu

Hãy nhớ bạn nhé, cháo cay là phải thưởng thức lúc còn nóng, vừa thổi vừa húp cháo, đặc biệt trong những ngày trời lạnh thì đây là món ăn tuyệt vời. Bạn có thể vừa ăn vừa đổ mồ hôi trên trán, ăn xong bát cháo thực khách không chỉ no bụng mà còn thấy sảng khoái như một bát cháo giải cảm cho cơ thể.

Tại Hải Phòng, khi ăn xong cháo cay, thực khách sẽ được phục vụ một cốc nước vối, thơm vô cùng. Bởi vậy, người ta vẫn hay có câu: cháo cay – nước vối- Hải Phòng. Đây có lẽ là sự đồng điệu hòa quện hương vị của ẩm thực thành phố hoa phượng đỏ.

Bạn có thấy rằng khẩu vị của người Hải Phòng sử dụng gia vị rất đậm đà, món gì đó cũng ngọt hơn, đậm đà hơn, cay hơn. Có lẽ đây là phong vị mặn mòi của những cư dân vùng biển phóng khoáng hay bởi cư dân biển chế biến các loại thủy hải sản thông thường sẽ dùng nhiều vị cay để át bớt tính hàn trong đồ biển, để mọi thứ dung hòa và hải sản không làm lạnh bụng người thưởng thức.

Ảnh: Internet

Chợ sắt Hải Phòng sầm uất một thời

Do vị trí đắc địa, thời Pháp thuộc, chợ sắt vô cùng sầm uất, là một trong những trung tâm giao thương lớn của miền Bắc, có thể sánh ngang với chợ Đồng Xuân của Hà Nội, chợ Bến Thành của thành Phố Hồ Chí Minh hay chợ Đông Ba ở Huế.

Chợ sắt là một trong những chợ lớn vào bậc nhất của Hải Phòng. Chợ thuộc vào quận Hồng Bàng thành phố Hải Phòng, vị trí của chợ nằm ngay sát sông Tam Bạc, rất thuận lợi cho giao thương bằng đường sông từ Hải Phòng đi các tỉnh lân cận du ngoạn khi du lich ngay 2/9

Được xây dựng vào cuối thế kỉ 19, trong thời kì Pháp đô hộ Việt Nam, nguyên vật liệu dựng lên khu chợ chủ yếu là từ sắt thép, chính bởi vậy nó có tên là chợ sắt. Chứ không phải chợ buôn bán đồ sắt thép nên mang tên chợ sắt, như cách người Hà Thành đặt tên cho các khu phố mang đặc trưng các sản phẩm được bán ở đây.

Do vị trí đắc địa, thời Pháp thuộc, chợ sắt vô cùng sầm uất, là một trong những trung tâm giao thương lớn của miền Bắc, có thể sánh ngang với chợ Đồng Xuân của Hà Nội, chợ Bến Thành của Thành Phố Hồ Chí Minh hay chợ Đông Ba ở Huế.

Năm 1992 chợ Sắt được xây dựng mới với 2.000 gian hàng. Tuy nhiên từ sau khi được xây dựng mới chợ vắng khách, các tiểu thương làm ăn thua lỗ, hoạt động kinh doanh trở nên ảm đạm hơn xưa. Hiện nay chỉ còn lại hơn 100 tiểu thương kinh doanh đa dạng các mặt hàng tại chợ.

Tiếp tục tới năm 1997, chợ Sắt lại được đầu tư cải tạo với số vốn tương đương lần cải tạo năm 1992 là 15 triệu USD. Tuy nhiên hoạt động giao thương vẫn không được cải thiện và không thể thịnh vượng nhộn nhịp như xưa. Hiện nay, tầng một của chợ chủ yếu kinh doanh các thiết bị điện tử dân dụng, tầng 2 hầu như bỏ trống. Người ta tới đây gần như chỉ thấy các hàng quán vỉa hè nhiều hơn buôn bán trong chợ.

Xem thêm Du lich Maldives 2016 gia re để kì nghỉ dưỡng của bạn lãng mạn hơn bao giờ hết. 

Mặc dù không còn thịnh vượng như xưa, nhưng nếu có dịp ghé thăm Hải Phòng, du khách hãy dành thời gian tham quan khu chợ Sắt để có dịp tìm hiểu ngôi chợ, như chứng nhân lịch sử với thời gian.

Ảnh: Internet